Dịch tay chân miệng bùng phát mạnh ở ĐBSCL

Bác sĩ khám bệnh cho các bệnh nhi
Bác sĩ khám bệnh cho các bệnh nhi
(PLO) - Thời gian gần đây bệnh tay chân miệng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chuyển biến phức tạp, số ca mắc bệnh tăng cao. Nó đã trở thành nỗi lo của cộng đồng

Lây lan nhanh trong các môi trường công cộng

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP Cần Thơ, tính đến thời điểm hiện tại, Cần Thơ có hơn 800 trường hợp mắc Tay chân miệng (TCM), tăng 42 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Các ca mắc bệnh tăng các tại các địa phương như Ninh Kiều, Ô Môn và Phong Điền. Tuy gia tăng nhưng số ca nặng không nhiều, chủ yếu là những ca nhẹ nhưng mức độ lây lan nhanh chóng và rộng khắp gây khó khăn cho quá trình kiểm soát dịch.

Điều đáng quan tâm là dịch có khả năng lây lan tại các trường mầm non, tiểu học, nếu không được phát hiện kịp thời. Trong tuần qua, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận và điều trị hàng trăm ca mắc TCM, phần lớn là trẻ em từ 2 - 9 tuổi đến từ TP Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang.

Bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP Cần Thơ, cho biết, do dịch lây lan nhanh trong các môi trường công cộng, trường học…nên ngành y tế đã chủ động tập huấn cho các trường cách phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời; thường xuyên vệ sinh tẩy rửa đồ dùng, đồ chơi ở trường, vệ sinh tạo môi trường sạch sẽ...

Vì bệnh dễ lây lan qua đường miệng, ăn uống nên bác sĩ Trúc khuyến cáo các gia đình cần chú ý giữ gìn vệ sinh nhà cửa, rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Đồng thời, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân… thì phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Tại Trà Vinh, theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến nay toàn tỉnh có hơn 2.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 10 vừa qua, có tới 400 ca mắc bệnh, tập trung nhiều nhất ở các huyện  Châu Thành, Càng Long, Trà Cú và TP Trà Vinh.

Tại Vĩnh Long cũng có số ca mắc tăng gần 1.000 trường hợp. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang, toàn tỉnh đã có gần 2.000 ca mắc tay chân miệng được phát hiện, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, tại Đồng đã ghi nhận gần 4.200 ca mắc bệnh, tăng 123% so với cùng kỳ năm 2016.

Nguyên nhân số ca mắc tay chân miệng tăng cao được các bác sĩ xác định là do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, trong khi việc áp dụng dịch tễ học để khống chế bệnh gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, ngành y tế các địa phương trong khu vực đang đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn; giám sát thường xuyên các ca Tay chân miệng và xử lý triệt để tại cộng đồng cũng như trong các trường học, tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh Tay chân miệng cho các bà mẹ có con nhỏ bị mắc bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.