Dịch sởi bùng phát, TP HCM 'thúc' tiêm vaccine, xử lý người tuyên truyền 'anti vaccine'

Sở Y tế TP HCM triển khai các giải pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh sởi ngày 12/8.
Sở Y tế TP HCM triển khai các giải pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh sởi ngày 12/8.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình bệnh sởi tăng cao, Sở Y tế TP HCM yêu cầu tiêm vaccine cho trẻ em và nhân viên y tế; rà soát trẻ thuộc nhóm nguy cơ và xử lý các trường hợp tuyên truyền 'anti vaccine' gây hoang mang cho cộng đồng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố là 597 ca. Trong đó số ca dương tính với sởi là 346 ca (bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại TP HCM và 193 trẻ cư ngụ tại các tỉnh, thành khác).

Hiện bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã thuộc 16/22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Sở Y tế TP HCM cho biết, do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn thành phố chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vaccine sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Đồng thời, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.

Tại Hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch sởi ngày 12/8 vừa qua, Sở Y tế đã triển khai các giải pháp quan trọng phòng chống và kiểm soát dịch bệnh sởi.

Tiêm bù, tiêm bổ sung vaccine sởi

Ngành Y tế cần thực hiện tiêm bù mũi vaccine cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa tiêm đủ mũi. Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bao gồm cả trường hợp trẻ mắc bệnh mạn tính mà không có chống chỉ định tiêm vaccine.

Để bảo đảm chiến dịch tiêm bổ sung vaccine đạt hiệu quả, Sở Y tế đề nghị các Trung tâm Y tế quận, huyện cần rà soát lập danh sách tất cả các trẻ từ 1 đến 5 tuổi hiện sinh sống trên địa bàn, chú ý các trẻ tại các mái ấm, cơ sở bảo trợ.

Sở Y tế cũng khuyến khích các bệnh viện tổ chức tiêm vaccine cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi.

Bên cạnh đó, các bệnh viện thực hiện lập danh sách trẻ bị bệnh mạn tính, bệnh nền đang được bệnh viện quản lý và tư vấn tiêm chủng tại bệnh viện cho trẻ nếu đủ điều kiện. Hiệu quả ngăn chặn đường lây truyền bệnh khi có miễn dịch cộng đồng cũng là giải pháp gián tiếp để bảo vệ những người mắc bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch không thể tiêm vaccine.

Bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ biến chứng nặng, tử vong khi nhiễm sởi

Ngành y tế TP HCM yêu cầu cần đặc biệt quan tâm bảo vệ nhóm trẻ có bệnh lý tim mạch, phổi, thận chưa được tiêm chủng, nhóm bị các bệnh có suy giảm miễn dịch, bệnh lý ác tính. Đây là những trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng, tử vong khi nhiễm sởi.

Các cơ sở khám chữa bệnh cần tuân thủ nghiêm kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở y tế. Triển khai khám sàng lọc, phân luồng cách ly các trường hợp sốt phát ban nghi sởi ngay tại khoa khám bệnh, bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo cho người bệnh khác. Bố trí khu vực cách ly để điều trị người bệnh nghi/nhiễm sởi tại các khoa truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly riêng biệt, không bố trí chung buồng bệnh với các trường hợp khác.

Nhân viên y tế, kể cả thân nhân người bệnh cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn như mang khẩu trang, vệ sinh tay khi chăm sóc các trẻ thuộc nhóm nguy cơ; khuyến khích tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ bị phơi nhiễm sởi trong thời gian nằm viện do có tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay bằng Immune Globulin. Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện phân tuyến điều trị và tuân thủ phác đồ chăm sóc điều trị theo Hướng dẫn của Bộ Y Tế tại Quyết định số 1327/2014.

Để các nhóm giải pháp trên có thể đạt được hiệu quả kiểm soát dịch sởi, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP HCM chỉ đạo các đơn vị cần tăng cường công tác truyền thông để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng vaccine.

Sở Y tế yêu cầu Thanh tra Sở Y tế cần kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp tuyên truyền “anti vaccine” và những trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.