Dịch Covid-19, WB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 xuống còn 4,9%

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương số tháng 4/2020 với tiêu đề Đông Á và Thái Bình Dương thời Covid-19 được công bố ngày 31/3 hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 xuống còn 4,9% trước khi tăng mạnh trở lại mức 7,5 ở năm 2021 và 6,5% vào năm 2022.

Theo báo cáo, năm 2019, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện thế mạnh căn bản và khả năng chống chịu, nhờ vào sức cầu vững vàng trong nước và nền sản xuất chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu. Dữ liệu sơ bộ cho thấy tăng trưởng GDP theo giá so sánh đạt khoảng 7% năm 2019, gần với tỷ lệ báo cáo cho năm 2018, thuộc dạng cao nhất trong khu vực.

Tăng trưởng ở các ngành công nghiệp (đặc biệt là chế tạo chế biến) và dịch vụ đẩy mạnh cầu lao động; tạo ra 1,8 triệu việc làm hưởng lương giai đoạn 2016-2018, kéo lao động thoát nông và giúp tăng mức thu nhập từ lương cho các công việc trong ngành phi nông nghiệp. Đó là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ giảm nghèo giảm từ 9,7% năm 2016 xuống còn 6,7% năm 2018 tính theo chuẩn nghèo quốc gia của WB.

Bước vào năm 2020, trong điều kiện hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm Việt Nam. Các ngành chế tạo chế biến, du lịch và vận tải suy giảm đột ngột trong 2 tháng đầu năm. 

Việt Nam đã bắt đầu “nếm đòn” từ sự biến động khôn lường của nền tài chính toàn cầu hiện nay, giá cổ phiếu tụt dốc, độ rủi ro tín nhiệm quốc gia tăng lên và dòng vốn đầu tư suy giảm. 

Áp lực lạm phát vẫn tồn tại do giá lương thực và thực phẩm ở mức cao dịp cuối năm kết hợp với khả năng hàng hóa thiếu hụt do những biện pháp hạn chế thương mại nhằm ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn tạm thời đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng của Việt Nam đạt 8%; dòng vốn FDI đổ vào lên đến 2,5 tỷ USD; ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%. Với dư địa chính sách trong tay, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để vượt qua khủng hoảng về y tế và kinh tế đang diễn ra.

Về triển vọng, báo cáo cho biết, dù viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi trong trung hạn nhưng tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19 nay đã trở thành đại dịch toàn cầu. 

Ước tính sơ bộ cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể giảm còn khoảng 4,9% năm 2020 (nghĩa là giảm khoảng 1,6% so với dự báo của WB trước đó). 

Theo WB, vì số ca bị nhiễm còn tương đối thấp (tính đến tháng 3/2020), du lịch, chế tạo và chế biến là các ngành của Việt Nam chịu tác động tiêu cực quan trọng nhất của dịch bệnh do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn. 

Áp lực lạm phát dự báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại. Trong điều kiện nhiều hộ gia đình hiện nay sinh sống phụ thuộc vào lương kể cả ở các vùng nông thôn, suy giảm trong các ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng, sản xuất và chế biến có thể tạm thời làm tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm 2020.

Vị thế kinh tế đối ngoại được dự báo sẽ xấu đi trong năm 2020 chủ yếu do suy giảm về xuất khẩu dịch vụ (du lịch) và dòng vốn FDI đổ vào ít hơn. Bội chi ngân sách tạm thời tăng lên trong năm 2020 do thu ngân sách thấp hơn và do triển khai gói kích cầu tài khóa nhằm phần nào bù đắp tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu với nền kinh tế Việt Nam.

Nỗ lực củng cố tình hình tài khóa dự kiến sẽ tiếp diễn từ năm 2021 trở đi, qua đó tiếp tục làm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP. 

Trong trung hạn, tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ quay lại lên đến 7,5% trong năm 2021 và hội tụ quanh mức khoảng 6,5% năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện, ngành dịch vụ được củng cố và sản xuất nông nghiệp dần được khôi phục. Nền kinh tế sẽ lại bật lên sau đại dịch Covid-19 toàn cầu. Tỷ lệ nghèo sẽ tiếp tục giảm hơn nữa, do các điều kiện thị trường lao động dự kiến tiếp tục thuận lợi.

Tin cùng chuyên mục

Tổ công tác đặc biệt Cà Mau gỡ khó cho doanh nghiệp để phát triển

Tổ công tác đặc biệt Cà Mau gỡ khó cho doanh nghiệp để phát triển

(PLVN) - Ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt) vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Doanh nghiệp sẵn sàng chuyển đổi số

Doanh nghiệp hào hứng tham gia các buổi đào tạo. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Nếu như trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp (DN) đang ở bước học tập, tìm hiểu và tham khảo thông tin, chuẩn bị cho việc triển khai chuyển đổi số (CĐS) thì trong năm 2022, số lượng các DN được khảo sát đang tiến hành CĐS có dấu hiệu gia tăng và nhiều DN cũng đã dành ngân sách cụ thể cho hoạt động này dù ít hay nhiều.

Thị trường thép ảm đạm

Ngành xây dựng ngưng trệ khiến ngành thép ảnh hưởng theo. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Do thị trường bất động sản, xây dựng gặp khó khăn nên giá các loại thép, trong đó có thép xây dựng trong thời gian qua luôn ở mức khá thấp, sản lượng bán cũng giảm sâu.

8 nhà máy thủy điện đang dừng phát điện

Nhà máy thủy điện Lai Châu đã phải dừng hoạt động
(PLVN) - Trong số các nhà máy thủy điện phải dừng hoạt động vì thiếu nước, xuất hiện 2 trong số 3 nhà máy thủy điện lớn nhất của Việt Nam, bao gồm nhà máy thủy điện Sơn La và Lai Châu.

Bàn giải pháp hãm đà 'lao dốc' xuất khẩu dệt may

Bảo toàn nguồn lực lao động là giải pháp mà dệt may Việt Nam ưu tiên trong giai đoạn khó khăn.
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu (XK) của dệt may Việt Nam đang giảm mạnh, mức giảm sâu nhất trong số các quốc gia hàng đầu về XK dệt may. Trước tình thế này, các giải pháp để dệt may vượt giai đoạn cực kỳ khó khăn này đã được đưa ra.

Đẩy nhanh tiến độ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Thi công dự án Diễn Châu - Bãi Vọt.
(PLVN) -  Trong khi hai dự án khác của cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức PPP đang băng băng về đích (Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo) thì dự án PPP Diễn Châu - Bãi Vọt đang “ì ạch” tiến độ. Nhà đầu tư, nhà thầu và địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án.

'EVN sẽ duy trì hệ thống điện quốc gia bảo đảm an toàn'

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực trao đổi với báo chí về tình hình khả dụng của nguồn điện tại miền Bắc.
(PLVN) -  Tại cuộc trao đổi với báo chí hôm qua (7/6) về tình hình cung ứng điện, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, hệ thống điện miền Bắc đối mặt với nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày.

Doanh nghiệp và báo chí song hành cùng phát triển

Doanh nghiệp và báo chí song hành cùng phát triển
(PLVN) - Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, báo chí truyền thông là người bạn đồng hành, hỗ trợ kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng cam cộng khổ là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển. Báo chí là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, khích lệ tinh thần kinh doanh.

Ngành Hải quan quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách

Công chức Hải quan đang làm nhiệm vụ. (Ảnh N.Linh)
(PLVN) -  Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, công tác thu nộp ngân sách nhà nước của toàn ngành gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đòi hỏi ngành Hải quan phải có những giải pháp khắc phục kịp thời để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023 được giao.

Khởi động Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2023

Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch ASEAN-BAC chính thức phát động và thông tin về việc mở đơn đăng ký ABA 2023.
(PLVN) - Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2023 nhằm ghi nhận và tôn vinh những thành tựu mà các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng như các cá nhân trong khu vực ASEAN đạt được.

EVNNPT nỗ lực bảo đảm điện cho miền Bắc

Lưới truyền tải điện từ Hà Tĩnh - Ninh Bình phải bảo đảm an toàn dù luôn trong tình trạng đầy tải, quá tải.
(PLVN) -  Khi nguồn điện phía Bắc bị hạn chế, nước về các hồ thủy điện cạn kiệt, nhiều hồ xấp xỉ mực nước chết và phụ tải điện tăng cao vào mùa nắng nóng, đường dây truyền tải điện Bắc - Nam đã buộc phải nâng tải theo hướng Nam - Bắc để bảo đảm điện cho miền Bắc.

Thiếu và thừa

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Mới đây, khi thảo luận về tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, các ĐBQH đề cập tới vấn đề lãng phí trong chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.