Dịch COVID-19 tại Hà Nội có thể phức tạp hơn vào dịp Tết Nguyên đán 2022

TS. Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
TS. Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  TS. Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nhận định, từ nay đến Tết Nguyễn đán, tình hình dịch bệnh tại Thủ đô có thể căng thẳng hơn do người dân đi lại nhiều và các sự kiện, hội nghị tổng kết cuối năm diễn ra liên miên…

Theo TS Trần Đắc Phu, dịp Tết Nguyễn đán sắp tới và nửa đầu năm 2022, dịch COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp trên địa bàn Thủ đô, do cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Về khách quan, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam
phân tích, hiện tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn khó lường, đặc biệt với sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Bên cạnh đó, trong dịp Tết, nhiều người ở nước ngoài có nhu cầu về Việt Nam, nhập cảnh vào Hà Nội cũng tạo ra "gánh nặng" trong công tác giám sát người nhập cảnh để phòng, chống dịch lây lan từ nước ngoài về.

Về yếu tố chủ quan, trong dịp Tết, nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương cũng như trong địa bàn thành phố tăng cao. Đồng thời, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt, giao lưu đông người vào dịp này. Vậy nên, nếu Hà Nội không thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thì công tác phòng, chống dịch sẽ rất khó khăn!

TS Trần Đắc Phu trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam:

Vì sao Hà Nội có tỷ lệ tiêm phòng rất cao vẫn lây lan nhanh và vẫn có trường hợp tử vong? Thành phố cần triển khai thêm các biện pháp nào để hạn chế sự lây lan dịch bệnh ra các địa bàn khác, thưa ông?

TS Trần Đắc Phu: Chúng ta vẫn biết, tiêm vaccine rồi vẫn có khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác, nhất là những người chưa được tiêm phòng vaccine. Những người được tiêm phòng rồi nếu mắc bệnh thường không có triệu chứng, hoặc nhẹ hơn những người chưa được tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu cứ để dịch bùng phát, với số người lây nhiễm tăng cao, hệ thống y tế sẽ quá tải và tỷ lệ bệnh nhân nặng, tử vong chắc chắn sẽ gia tăng.

Hà Nội vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh và trong thời gian qua, thành phố đã đi đúng hướng, bài bản trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, dù cũng có lúc hệ thống y tế cơ sở bắt đầu quá tải. Việc hệ thống y tế cơ sở quá tải do vấn đề điều tiết bệnh nhân vào các tầng điều trị. Cụ thể, khi xuất hiện nhiều F0 quá đột ngột sẽ gây ra lo lắng, sự thiếu bình tĩnh của người bị nhiễm SARS-CoV-2, y tế cơ sở lần đầu tiên phải làm công việc mới mẻ là tư vấn điều trị cho những F0, trong khi lực lượng có hạn chưa chuẩn bị kịp, bệnh nhân liên hệ không được nên bệnh nhân đã đến thẳng bệnh viện, gây ra hiện tượng “quá tải ảo” cho hệ thống điều trị.

Tôi cho rằng Hà Nội đã quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch rồi thì hiện tại càng cần phải quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt, thành phố tiếp tục tuyên truyền để làm sao khơi dậy được tinh thần tự giác phòng, chống dịch của người dân, tránh việc người dân cho rằng, khi đã tiêm đủ liều vaccine rồi thì mắc bệnh cũng không lây nhiễm, không trở nặng, không tử vong rồi buông trôi, thả lỏng. Bên cạnh đó, thành phố cần có giải pháp trong dịp Tết dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ dịch bệnh, ví dụ như: Hạn chế đám đông, hạn chế người dân giao lưu, đi lại trong khoảng thời gian này.

Từ cấp phường, xã, thị trấn đến cấp quận, huyện, thị xã cũng cần phải đánh giá nguy cơ, xây dựng kịch bản phòng, chống dịch cụ thể, trong đó nêu rõ hoạt động nào được phép, hoạt động nào phải dừng. Những hoạt động nào không bị cấm thì phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch đi kèm và phải ưu tiên cho những hoạt động thiết yếu.Ví dụ, lễ hội thì làm phần lễ theo hình thức trực tuyến, cắt giảm phần hội. Cùng với đó, phải tăng cường biện pháp phòng, chống dịch ở bến xe, bến tàu; Đảm bảo an toàn tại các khu chợ; Không liên hoan tất niên, gặp mặt đầu Xuân…

Hà Nội cũng như các tỉnh, thành hiện áp dụng điều trị F0 nhẹ tại nhà. Theo ông, có những nguy cơ và mối lo nào bệnh nhân sẽ phải đối mặt khi điều trị tại nhà? Cơ quan chức năng địa phương cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ gì để người dân yên tâm điều trị?

TS Trần Đắc Phu: Đối với các trường hợp F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì nên điều trị tại nhà, bởi điều đó sẽ tạo nên tâm lý thoải mái cho bệnh nhân, cũng như đảm bảo phục vụ tốt hơn.

Tuy vậy, có mấy vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất là vấn đề phòng bệnh (phải cẩn thận không để lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình và lây cho cộng đồng). Thứ hai, họ phải tiếp cận với nhân viên y tế sớm để được tư vấn, tránh tư tưởng hoang mang, lo lắng không cần thiết. Cụ thể: Tư vấn phòng bệnh như thế nào? Theo dõi sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng, tập luyện ra sao cho hợp lý? Đặc biệt là tư vấn dùng thuốc khi có triệu chứng nhẹ, tránh chuyển nặng… Rồi khi bệnh trở nặng thì nên đến các cơ sở y tế kịp thời. Ví dụ: Theo dõi nồng độ oxy trong máu thường xuyên, nếu dưới 95% thì phải tới nay cơ sở y tế để can thiệp kịp thời. Hay khi có các dấu hiệu: Khó thở, tức ngực, mệt mỏi… phải được tư vấn, khám xét ngay và chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa cấp cứu, điều trị…

Tóm lại, việc tư vấn sớm cho các F0 và người nhà là rất cần thiết. Đồng thời với đó, cơ quan chức năng địa phương nên chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực đầy đủ để hỗ trợ cho bệnh nhân. Trong trường hợp cấp thiết có thể huy động lực lượng sinh viên, thấy thuốc nhàn rỗi đồng hành, hỗ trợ, tránh tình trạng thiếu hụt nhân lực, quá tải bệnh nhân sẽ rất nguy hiểm!

Mạng xã hộ rộ lên thông tin, quảng cáo tràn lan kit xét nghiệm phát hiện chủng mới Omicron. Ông khuyến cáo thế nào đối với người dân trước tin đồn này? Theo ông, có cần thiết phải xét nghiệm chủng mới và chủng virus mới này có đáng sợ như mọi người nghĩ không?

TS Trần Đắc Phu: Sau khi xuất hiện, biến chủng Omicron đã lây lan nhanh chóng ra hơn 100 nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện của cả chủng Delta và chủng Omicron sẽ gây ra sự quá tải cho hệ thống y tế…

Có công bố cho rằng, người nhiễm chủng Omicron chỉ có triệu chứng nhẹ nhưng lây ở lứa tuổi trẻ nhiều hơn vì nhóm này chưa tiêm vaccine. Nếu lây nhiễm, tỷ lệ bệnh nặng thấp nhưng số lượng người nhiễm dễ tăng cao. Vì vậy, Hà Nội cũng như các địa phương cần phải lưu ý về biến chủng này, đồng thời cần có các biện pháp quyết liệt để làm sao vừa tổ chức cho người dân một dịp Tết an vui nhưng vẫn phòng, chống được dịch bệnh.

Thực tế, tất cả các chủng đều là SARS-CoV-2 và các test nhanh chỉ phát hiện bị nhiễm SARS-CoV-2 hay chưa, chứ không khẳng định nhiễm chủng nào. Để khẳng định nhiễm chủng nào buộc phải giải trình tự gen và chỉ có phòng thí nghiệm chuyên sâu và một số cơ sở y tế Trung ương đủ điều kiện mới làm được. Tuy vậy, chúng ta không nên quá lo lắng và cũng cần thiết phải biết mình nhiễm chủng gì, quan trọng biết cách phòng bệnh và theo dõi sức khỏe khi bị nhiễm bệnh!

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.