Dịch Covid-19 sáng ngày 27/10: Các nhà khoa học Venezuela phát hiện phân tử có thể ức chế virus SARS-CoV-2

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong 1 ngày qua, thế giới ghi nhận 368.178 trường hợp mắc Covid-19 và 4.332 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 43,7 triệu người.

Các nhà khoa học Venezuela phát hiện phân tử có thể ức chế virus SARS-CoV-2

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro mới đây thông báo, Viện Nghiên cứu Khoa học Venezuela (IVIC) đã phát hiện một phân tử mang tên DR-10 có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 mà không có bất kỳ loại độc tính nào gây ảnh hưởng tới các phân tử khỏe mạnh để tạo ra các phản ứng phụ tiêu cực.

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, Tổng thống Maduro cho biết đây là kết quả nghiên cứu trong thời gian 6 tháng của các nhà khoa học Venezuela và sắp tới nước này sẽ xây dựng lộ trình để xác nhận công trình nghiên cứu của IVIC thông qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Một khi nghiên cứu này được WHO cấp phép, phía Venezuela sẽ tiến hành liên kết với một số đối tác nước ngoài để bào chế và sản xuất đại trà thuốc chữa bệnh Covid-19.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. 

Liên quan đến công trình này, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Venezuela Gabriela Jimenez chia sẻ, các nghiên cứu bắt nguồn từ một loài thực vật có hoạt tính y học được chuyển giao cho IVIC để tiến hành các bước nghiên cứu hóa học về các đặc tính của loại cây này. 

Theo bà Jimenez, "nghiên cứu hóa học được giám sát thông qua các hoạt động sinh học trong các tế bào bị nhiễm virus SARS-CoV-2 lấy ra từ các bệnh nhân người Venezuela và sau một thời gian các nhà khoa học đã xác định được nguyên tắc hoạt động của phân tử là một loại dẫn xuất của axit ursolic và phân tử này cho thấy có thể ức chế 100% loại virus trong ống nghiệm".

Bộ trưởng Jimenez nhấn mạnh, từ đó các nhà khoa học Venezuela tập trung xác định cấu trúc hóa học của phân tử, cũng như thực hiện các nghiên cứu thống kê liên quan trong phòng thí nghiệm virus học. Đây sẽ là một bước tiến đột phá trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dịch Covid-19

Ngày 25/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai.

Lệnh tình trạng khẩn cấp này có hiệu lực từ tối 25/10. Theo lệnh tình trạng khẩn cấp, tất cả các vùng, trừ quần đảo Canary, sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm từ 23h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Chính quyền các vùng sẽ được phép áp đặt những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động di chuyển, hoạt động của doanh nghiệp cũng như nhiều hoạt động khác.

Lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ cần được quốc hội Tây Ban Nha thông qua để kéo dài trên 15 ngày. Thủ tướng Sanchez đã đề nghị Quốc hội Tây Ban Nha gia hạn biện pháp khẩn cấp này đến ngày 9/5 tới.

Đây là lần thứ hai trong năm nay Tây Ban Nha phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với dịch Covid-19. Ngày 14/3, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã phải sử dụng biện pháp này khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên, trong đó có việc cấm mọi người rời khỏi nhà trừ trường hợp đi làm, khám chữa bệnh, mua thuốc hoặc mua nhu yếu phẩm. Lệnh tình trạng khẩn cấp này sau đó được gia hạn 6 lần và mới được dỡ bỏ vào ngày 21/6.

Đức siết chặt công tác phòng dịch

Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert cho biết, bà Angela Merkel và lãnh đạo của 16 bang thuộc Đức sẽ đưa ra quyết định về vấn đề siết chặt các biện pháp ngăn dịch bệnh Covid-19 tiếp tục phát tán trong một cuộc họp diễn ra tuần này.

Theo Reuters, cuộc họp trên diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới đã tăng gấp đôi trong tuần qua và hai quận thuộc bang Bavaria đã phải áp lệnh phong tỏa hai tuần. Một số nguồn tin từ chính phủ Đức dẫn lời bà Merkel nhận định, tình hình dịch bệnh ở nước này hiện "rất nghiêm trọng", và nếu không có các biện pháp kiềm chế thì số ca nhiễm mới sẽ có thể lên 30.000 trường hợp/ngày.

"Cuộc họp sẽ bàn luận về những biện pháp có thể làm để kiềm chế sự lây lan virus. Tôi mong rằng các quyết định sẽ được đưa ra", ông Seibert nói. 

Cứ bốn phút lại có một người Iran tử vong do Covid-19

Nhận định được quan chức Alireza Zali thuộc Bộ Y tế Iran đưa ra trong bối cảnh nhiều bệnh viện ở nước này thiếu giường bệnh, còn các y bác sĩ thì "kiệt sức".

Reuters dẫn nguồn tin từ đài truyền hình Iran cho biết, lệnh đóng cửa các trường học, nhà thờ, cửa hàng mua sắm, nhà hàng và nhiều tụ điểm công cộng sẽ được gia hạn tới ngày 20/11. Còn "các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt" sẽ được áp đặt trong vòng một tuần tại ít nhất 43 hạt ở nước này.

Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho biết, tổng số người nhiễm và thiệt mạng do Covid-19 tính tới hết ngày 26/10 ở nước này là 574.856 và 32.953. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế tỏ ra nghi ngờ về về tính xác thực của số liệu trên.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.