Dịch Covid-19 sáng ngày 2/12: Dịch vẫn diễn biến phức tạp, Ireland bắt đầu tái mở cửa sau 6 tuần phong toả

Người dân đeo khẩu trang phòng Covid-19 tại Toronto (Canada), ngày 22/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN.
Người dân đeo khẩu trang phòng Covid-19 tại Toronto (Canada), ngày 22/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN.
(PLVN) - Trong 1 ngày qua, thế giới ghi nhận 513.879 trường hợp mắc Covid-19 và 10.924 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên sát gần 64,1 triệu người.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 172.004 ca nhiễm và 2.314 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 14.069.037, trong đó 276.448 người đã chết. Chỉ trong tháng 11, hơn 37.000 người tại Mỹ đã chết vì Covid-19.

Tại châu Âu, Nga và Pháp đều đã ghi nhận trên 2,2 triệu ca nhiễm. Tuy nhiên, Anh vẫn là nước có số ca tử vong cao nhất châu lục, hiện lên tới 58.448 ca. 

Ngày 1/12, thủ đô Moscow đã bắt đầu kết nối hệ thống mã QR với các thẩm mỹ viện, nhà tắm hơi, rạp chiếu phim, nhà hát và viện bảo tàng để ghi nhận những người đến các cơ sở này, trong một nỗ lực kiểm soát sự lây lan của virus.

Hơn 1.700 nhà hàng, khoảng 2.200 quán cà phê, căng tin, quán ăn nhanh, gần 600 quán bar đã nhận được mã QR. Hơn 120 thẩm mỹ viện, khoảng 440 thư viện, 90 rạp chiếu phim, gần 70 nhà hát và bảo tàng, và hơn 510 cơ quan hành pháp sử dụng hệ thống check-in đăng ký du khách này.

Ngoài ra, hơn 120 câu lạc bộ ban đêm và phòng chơi games, phòng chơi bi-a, câu lạc bộ bowling, sàn dạy khiêu vũ… cũng đã kết nối với hệ thống. Bên cạnh đó, Nga cũng đang tăng cường nhập khẩu thuốc từ nước ngoài nhằm chiến đấu chống dịch, do các sản phẩm trong nước bắt đầu khan hiếm.

Tại châu Á, Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, khi có tới 9,4 triệu ca nhiễm và 137.816 ca tử vong. Tiếp theo đó là Iran với 975.951 ca nhiễm và 48.628 ca tử vong. Các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Indonesia, Bangladesh, Philippines và Pakistan đều đã ghi nhận trên 400.000 ca nhiễm và hơn 6.600 ca tử vong.

Đức quyết định chi khoảng 1 tỷ euro để xây dựng 19 trung tâm dự trữ nguồn cung y tế

Cùng ngày, Chính phủ Đức đã quyết định chi khoảng 1 tỷ euro (tương đương 1,2 tỷ USD) trong năm 2021 để xây dựng 19 trung tâm dự trữ nguồn cung y tế trên khắp nước phòng ngừa các tình huống khẩn cấp, nhằm tránh lặp lại tình huống giống như hồi đầu năm khi thiếu nghiêm trọng vật tư y tế vào thời điểm dịch bùng phát mạnh.

Các trung tâm này sẽ là nguồn cung cấp đồ bảo hộ cá nhân như khẩu trang, thuốc men và máy trợ thở. Mỗi trung tâm được thiết kế có thể đảm bảo nguồn cung vật tư y tế trong một tháng cho các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và phòng khám địa phương.

Trước mắt, các trung tâm này sẽ là nơi chứa hàng vật tư y tế có sẵn hoặc đang đặt mua. Từ năm 2022, Đức đặt mục tiêu sẽ tích trữ chủ yếu vật tư y tế "sản xuất trong nước", dần thay thế thế chuỗi cung ứng bên ngoài.

Pháp ưu tiên vắc-xin cho các nhà dưỡng lão

Theo Bloomberg, trả lời các câu hỏi của Quốc hội ngày 1/12, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết, Pháp sẽ ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa virus corona cho cư dân ở các nhà dưỡng lão và một số nhân viên như một phần của chiến lược vắc-xin Covid-19. Sự ưu tiên này được thực hiện theo khuyến nghị của cơ quan y tế cấp cao ở nước này.

Trong một cuộc họp báo tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cho biết, Pháp sẽ bắt đầu tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho công chúng rộng rãi hơn trong khoảng thời gian từ tháng 4-6/2021.

Ireland bắt đầu tái mở cửa sau 6 tuần phong toả

Theo Bloomberg, một trong những quốc gia đầu tiên ở phía tây châu Âu phong toả trở lại vào cuối tháng 10 là Ireland đã bắt đầu mở cửa kinh tế trở lại từ 1/12.

Các cửa hàng bán lẻ, tiệm làm tóc, thư viện, bảo tàng đã mở cửa chào đón khách. Nhà hàng và các quán bar phục vụ đồ ăn cũng mở cửa lại vào cuối tuần này trong khi các quán bar chỉ bán đồ uống vẫn tiếp tục đóng cửa.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.