Dịch Covid-19 sáng ngày 21/1: Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại ít nhất 60 quốc gia

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 00h ngày 21/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 96.888.956 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 2.073.201 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 69.511.180 người.

Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại ít nhất 60 quốc gia

Ngày 20/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc tại Anh đã được phát hiện tại ít nhất 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khi biến thể mới của virus từ Nam Phi đã xuất hiện tại 23 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. 

Bồ Đào Nha ghi nhận số ca tử vong trong ngày kỷ lục

Bồ Đào Nha đã ghi nhận số ca tử vong theo ngày do Covid-19 cao nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh Thủ tướng Antonio Costa buộc phải siết chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch bệnh lây lan. Theo số liệu của Bộ Y tế Bồ Đào Nha, quốc gia 10 triệu dân này có thêm 218 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua. Đây là lần đầu tiên con số này vượt quá mốc 200 người, qua đó nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 9.246 người.

Ngoài ra, nhiều quan chức Bồ Đào Nha đã trở thành bệnh nhân của đại dịch. Mới đây nhất, Bộ trưởng Kinh tế Pedro Siza Vieira đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Lao động và An sinh xã hội của Bồ Đào Nha cũng đã bị mắc Covid-19. Nước này đã phải tái áp đặt lệnh phong tỏa vào ngày 15/1 nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh.

Chính phủ Hà Lan lần đầu tiên đề xuất lệnh giới nghiêm toàn quốc do Covid-19

Ngày 20/1, Chính phủ Hà Lan đã đề xuất áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc đầu tiên kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và cấm các chuyến bay từ Nam Phi cũng như Anh nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Theo Thủ tướng Mark Rutte, những đề xuất này trước tiên phải được Quốc hội thông qua. Dự kiến, Quốc hội Hà Lan sẽ nhóm họp để thảo luận về các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất nói trên trong tuần này.

Nếu được thông qua, lệnh giới nghiêm quy định chỉ những người có nhu cầu cấp thiết mới được rời khỏi nhà trong thời gian từ 20h30 tối hôm trước đến 4h30 sáng hôm sau (giờ địa phương) và có hiệu lực từ 0h00 ngày 22/1 tới. 

Về lệnh cấm bay, Thủ tướng Rutte cho biết quy định này cũng sẽ được áp dụng đối với tất cả các chuyến bay từ những quốc gia ở khu vực Nam Mỹ và sẽ có hiệu lực từ ngày 23/1 tới. Tuy nhiên, ông không xác nhận thông tin được hãng thông tấn ANP của Hà Lan đưa ra trước đó rằng lệnh cấm bay cũng được áp đặt với tất cả các quốc gia ngoài khu vực tự do đi lại Schengen gồm 26 nước ở châu Âu. 

Kể từ giữa tháng 12/2020, Hà Lan đã yêu cầu các trường học và cửa hàng kinh doanh không thiết yếu phải ngừng hoạt động sau khi đã đóng cửa các quán bar và nhà hàng trước đó 2 tháng. Các biện pháp hạn chế này có hiệu lực ít nhất đến ngày 9/2 tới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.