Dịch Covid-19 sáng ngày 20/10: Hơn 40,5 triệu ca mắc Covid-19 trên toàn cầu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong 1 ngày qua, thế giới ghi nhận 302.980 trường hợp mắc Covid-19 và 3.728 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 40,5 triệu người.

Trong vòng 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (46.046 ca), Mỹ (45.398 ca), Anh (18.804 ca) và Nga (15.982 ca); trong khi đó Ấn Độ (với 593 ca), Mỹ (377 ca), Iran (337 ca) và Brazil (với 271 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.  

Mỹ đang là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 8.443.499 ca nhiễm và 225.151 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với gần 7,6 triệu ca nhiễm và 115.235 ca tử vong, và Brazil với trên 5,2 triệu ca nhiễm và 154.176 ca tử vong.

Tại châu M, Bộ trưởng Y tế Chile Enrique Paris cho biết số ca mắc mới Covid-19 trên toàn quốc đã giảm 7% trong tuần qua, và giảm 10% nếu xét trong giai đoạn 14 ngày trở lại đây. Theo ông Paris, trong 24 giờ qua, Chile ghi nhận thêm 1.759 ca mắc mới, trong đó có 47 ca tử vong. Như vậy, hiện quốc gia châu Mỹ này đã có 491.760 người mắc Covid-19 và 13.635 ca tử vong.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 46.046 ca nhiễm và 593 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 7.594.284 và 115.235.

Số ca nhiễm tại Ấn Độ đang tăng nhanh hơn mọi quốc gia, nhưng Bộ Y tế nước này vẫn chỉ ra dấu hiệu tích cực là tỷ lệ khỏi bệnh đã tăng gần 100% trong tháng trước và hơn 6,5 triệu người đã bình phục. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch

Ấn Độ bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng chống nCoV trên toàn quốc từ hồi tháng 6, trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá và hàng triệu người mất việc làm. Dịch bệnh ban đầu bùng phát ở các thành phố lớn, nhưng sau đó lây lan đến vùng nông thôn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém. Các rạp chiếu phim ở nước này mở lại từ 16/10.

Tại châu Âu, Nga ghi nhận thêm 179 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 24.366, trong khi số ca nhiễm tăng 15.982, lên 1.415.316. Giống như nhiều quốc gia ở châu Âu, Nga đang chứng kiến ca nhiễm tăng khi thời tiết lạnh trở lại.

Viện Gamaleya, nơi phát triển vaccine Sputnik V, cho biết kết quả thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba đầu tiên dự kiến được công bố vào tháng 11, trong đó có thống kê của 5.000-10.000 người trong số 40.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm.

Cùng ngày, Áo công bố quy định hạn chế hoạt động tập trung đông người, theo đó cho phép tối đa 6 người trong không gian kín và 12 người ở ngoài trời. Hiện số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Áo đã vượt cả giai đoạn dịch bệnh lên tới đỉnh điểm hồi tháng 3.

Ở thời điểm hiện tại, Áo không ban bố biện pháp phong tỏa toàn bộ đất nước nhằm tránh gây hoang mang cho người dân và giảm thiểu các thiệt hại kinh tế.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 365.240 ca nhiễm, tăng 3.373 so với hôm trước, trong đó 12.617 người chết, tăng 106 ca.

Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, vài tuần sau, số ca nhiễm mới ở thủ đô tăng vọt. Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai để thực thi các biện pháp hạn chế từng thường xuyên bị phớt lờ, nhưng việc buộc người dân tuân thủ vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế lao dốc.

Tại châu Á, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 13 ca mắc mới Covid-19, đều là các ca nhập cảnh, đưa tổng số ca mắc tại đây lên 85.685 ca, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức 4.634 người.

Trung Quốc đại lục đã gần như kiểm soát được tình trạng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nhờ áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Tuy nhiên, những ca mắc mới ghi nhận tuần trước ở thành phố Thanh Đảo đã chấm dứt giai đoạn gần 2 tháng không có ca lây nhiễm nội địa.

Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới dịch Covid-19 duy trì ở mức dưới 100 trong 4 ngày liên tiếp. Tuy nhiên, các ca mắc tại các ổ dịch ở các viện dưỡng lão tiếp tục gây cản trở cho những nỗ lực chống dịch. 

Ngày 19/10, nước này ghi nhận thêm 76 ca mắc Covid-19, trong đó có 50 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca mắc lên 25.275 ca. Giới chức y tế cũng cảnh báo các ca mắc mới rải rác vẫn tiếp tục được ghi nhận trên khắp cả nước, đặc biệt là các viện dưỡng lão. Tính tới ngày 19/10, một viện dưỡng lão ở phía Nam thủ đô Seoul cũng đã ghi nhận 73 ca mắc, tăng 14 ngày so với ngày trước đó.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.