Dịch COVID-19 ngày 6/1: Nga-Đức thảo luận hợp tác chế vaccine, Indonesia bắt đầu tiêm chủng từ ngày 14/1

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong 1 ngày qua, thế giới ghi nhận thêm trên 615.000 ca mắc COVID-19 và trên 12.000 ca tử vong. Ca nhiễm mới tại Anh lần đầu tiên vượt ngưỡng 60.000, trong khi tại Mỹ, số ca bệnh thực có thể cao gấp 4 lần báo cáo.

Châu Âu: Ca nhiễm mới tại Anh lần đầu vượt ngưỡng 60.000

Số ca nhiễm mới COVID-19 tại Anh đã lần đầu tiên vượt mốc 60.000 kể từ khi đại dịch bắt đầu - theo số liệu của chính phủ. Trên bảng điện tử tình hình dịch của chính phủ Anh, đến ngày 5/1, nước này ghi nhận 60.916 ca nhiễm, vượt qua kỷ lục trước đó của ngày 4/1 là 58.784 ca.

Khoảng 830 ca tử vong cũng được báo cáo trong 24 giờ qua, nâng tổng ca tử vong lên 76.305.

Con số ca nhiễm kỷ lục được ghi nhận chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo lệnh phong toả toàn quốc mới tại xứ England nhằm kiềm chế làn sóng lây lan. Scotland cũng thông báo bước vào giai đoạn phong toả kể từ 0h000 ngày 5/1 trong khi các xứ Wales và Bắc Ireland đã bắt đầu phong toả từ tháng 12/2020.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 5/1 đã quyết định hủy chuyến công du theo kế hoạch đến Ấn Độ vào cuối tháng này, với lý do cần phải giám sát công tác ứng phó đại dịch COVID-19 ở Anh.

Nga-Đức thảo luận hợp tác chế vaccine

Hãng thông tấn Anadolu dẫn thông cáo điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc hội đàm qua điện thoại về khả năng hai nước sẽ cùng hợp tác sản xuất vaccine phòng COVID-19.

“Ông Putin và bà Merkel đã thảo luận các vấn đề liên quan tới hợp tác trong việc chiến đấu với đại dịch, với trọng tâm là về những triển vọng của việc sản xuất chung vaccine. Tuy vẫn chưa có thỏa thuận cụ thể, nhưng hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục những cuộc tiếp xúc về vấn đề này giữa bộ y tế và các cơ quan chuyên trách của hai quốc gia”, một đoạn trong thông cáo của điện Kremlin.

Theo Anadolu, chính quyền Đức đã bắt đầu chương trình tiêm chủng hàng loạt cho người dân bằng vaccine phòng COVID-19 do công ty BioNTech của nước này hợp tác cùng hãng dược phẩm Mỹ Pfizer phát triển. Còn chính phủ Nga tính tới cuối tuần qua đã tiêm vaccine Sputnik V nội địa sản xuất cho gần 800.000 người dân nước này.

Châu Á: Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo 

Tại châu Á, thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày 5/1 ghi nhận thêm 1.278 ca mắc COVID-19 - mức tăng trong ngày cao thứ 2, chỉ sau mức 1.337 ca nhiễm được ghi nhận vào ngày 31/12/2020. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Tokyo là 64.724 ca, trong đó số ca nghiêm trọng cũng ở mức cao nhất từ trước đến nay là 111 ca, tăng 3 ca so với 1 ngày trước đó. 

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dự kiến vào ngày 7/1, Chính phủ Nhật Bản sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Saitama, Chiba và Kanagawa theo Luật đặc biệt phòng chống dịch COVID-19.

Singapore từ ngày 30/12 bắt đầu tiêm chủng vaccine Covid-19 của Pfizer

Đảo quốc này ngày 30/12 bắt đầu tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pfizer, ưu tiên nhân viên y tế, người cao tuổi. Chính phủ dự kiến có đủ vaccine cho 5,7 triệu công dân vào quý 3/2021, theo đó người dân Singapore và người nước ngoài định cư lâu dài được tiêm miễn phí.

Indonesia bắt đầu tiêm chủng COVID-19 từ ngày 14/1

Theo tờ Straits Times, Indonesia sẽ bắt đầu tiêm chủng vaccine COVID-19 cho các nhân viên y tế và quan chức tiếp xúc công cộng tại toàn bộ 34 tỉnh kể từ ngày 14/1. Chiến dịch tiêm chủng được tổ chức trong bối cảnh nước này đang chạy đua với thời gian nhằm kiềm chế làn sóng lây nhiễm mới bùng phát sau đợt nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới.

Tổng thống Joko Widodo và các thành viên nội các sẽ khởi động chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 toàn quốc bằng việc tiêm mũi vaccine đầu tiên của hãng Sinovac Biotech, Trung Quốc vào ngày 13/1.

Theo kế hoạch, ba nhóm ưu tiên sẽ được tiêm vaccine trong giai đoạn đầu. Họ gồm các quan chức cấp cao ở Jakarta và các tỉnh, thành viên uỷ ban của các hiệp hội nhân viên y tế, các bác sĩ danh tiếng trên khắp các tỉnh, các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.