Dịch COVID-19 diễn biến xấu, nhiều nước ban bố tình trạng khẩn cấp và tái áp đặt lệnh giới nghiêm

Một nhà hàng ở Rome vắng vẻ khi Ý thắt chặt các quy định nhằm ngăn chặn lây lan của COVID-19.
Một nhà hàng ở Rome vắng vẻ khi Ý thắt chặt các quy định nhằm ngăn chặn lây lan của COVID-19.
(PLVN) - Trước chiều hướng xấu đi của tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong ngày 19/10, nhiều nước trên thế giới đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp và tái áp đặt lệnh giới nghiêm cũng như các biện pháp phong tỏa.

Slovenia đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 19/10, nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chức năng triển khai tối đa các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trong khi đó, Bỉ quyết định đóng cửa các quán rượu và nhà hàng trên khắp cả nước trong 1 tháng, bắt đầu từ đêm 19/10. Đây là lần thứ hai nước này đưa ra quy định ngặt nghèo để ứng phó với dịch bệnh có chiều hướng gia tăng. Số bệnh nhân COVID-19 nhập viện để điều trị đã tăng hơn 100% trong vòng 1 tuần.

Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay nghiêm trọng hơn so với ngày 18/3 vừa qua - thời điểm quốc gia châu Âu này phong tỏa hoàn toàn. Bỉ hiện là một trong những nước có tỷ lệ ca bệnh COVID-19 cao nhất thế giới.

Thủ tướng de Croo kêu gọi người dân hạn chế tối đa mọi tiếp xúc, tuân thủ các quy định nhằm góp phần khống chế virus SARS-CoV-2 gây bệnh lây lan cũng như giảm tải công việc cho lực lượng y bác sỹ đang gồng mình đối phó với dịch bệnh.

Tính đến ngày 19/10, Bỉ ghi nhận tổng số bệnh nhân COVID-19 là 222.253 người, tăng gấp đôi trong tháng qua, trong đó 10.413 ca tử vong.

Cùng ngày, Áo công bố quy định hạn chế hoạt động tập trung đông người, theo đó cho phép tối đa 6 người trong không gian kín và 12 người ở ngoài trời.

Hiện số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Áo đã vượt cả giai đoạn dịch bệnh lên tới đỉnh điểm hồi tháng Ba vừa qua. Ở thời điểm hiện tại, Áo không ban bố biện pháp phong tỏa toàn bộ đất nước nhằm tránh gây hoang mang cho người dân và giảm thiểu các thiệt hại kinh tế.

Theo các quy định mới ban hành, các cửa hàng, nhà hàng, quán rượu và rạp hát sẽ vẫn được mở cửa. Tại 3 trong 9 tỉnh tại Áo có nguồn thu kinh tế phụ thuộc vào dịch vụ du lịch mùa Đông, các quán rượu sẽ phải đóng cửa vào 22 giờ hằng ngày, thay vì 2 giờ sáng. Dự kiến, các quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 23/10 tới.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã trao quyền cho các thị trưởng đóng cửa các quảng trường công cộng từ 9 giờ tối để ngăn chặn tụ tập đông người. Đây là một phần trong gói biện pháp mà ông công bố ngày 18/10 nhằm cố gắng ngăn chặn sự gia tăng mạnh số ca nhiễm COVID-19.

Các biện pháp được đưa ra trong bối cảnh Ý ghi nhận số ca lây nhiễm hằng ngày đạt mức kỷ lục mới là 11.705 vào ngày 18/10. Dù tình hình khá nghiêm trọng, song chính phủ Ý đang quyết tâm tránh lặp lại lệnh phong tỏa được áp dụng vào đầu cuộc khủng hoảng vào tháng Ba.

Cùng với việc lệnh cho các cửa hàng đóng cửa từ 9 giờ tối, tạm dừng các cuộc thi thể thao nghiệp dư và hội chợ địa phương, chính phủ Ý trong tuần này sẽ xem xét đóng cửa các phòng tập thể dục và bể bơi sau khi kiểm tra thêm các quy trình an toàn.

Ý là quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 và có số người chết cao thứ hai trong khu vực sau Anh, với 36.543 người chết kể từ khi dịch bùng phát vào tháng Hai, theo số liệu chính thức.

Nước này đã kiểm soát được dịch lây lan mùa hè nhờ lệnh cấm cửa nghiêm ngặt trên toàn quốc kéo dài hai tháng, nhưng khi làn sóng thứ hai xuất hiện, họ đã ra lệnh áp dụng các biện pháp mới, bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và hạn chế tụ tập công cộng và nhà hàng. Chính phủ sẽ tăng cường ứng dụng thông minh trong cơ quan hành chính công và đang yêu cầu các trường trung học áp dụng thời gian biểu so le để tránh ùn tắc trên các phương tiện giao thông công cộng. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.