Dịch COVID-19 đã 'chèo lái' các mục tiêu tiêm chủng của thế giới như thế nào?

Người dân xếp hàng để tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một trung tâm mua sắm ở Hồng Kông (Trung Quốc) vào ngày 2/9/2021.
Người dân xếp hàng để tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một trung tâm mua sắm ở Hồng Kông (Trung Quốc) vào ngày 2/9/2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tỷ lệ tiêm chủng trong dân số và gần đây nhất, số lượng mũi tiêm đã trở thành một mục tiêu di động khi các chính phủ trên khắp thế giới chạy đua với thời gian để kiểm soát đại dịch COVID-19 trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến thể lây nhiễm hơn như như Delta và Mu.

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng tình trạng khan hiếm nguồn cung vaccine và khó khăn trong việc triển khai chương trình tiêm chủng trên diện rộng, đã dẫn đến việc một số mục tiêu tiêm chủng ban đầu bị bỏ lỡ ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.

Chẳng hạn, Hồng Kông (Trung Quốc) đã kéo dài thêm một tháng cho đến cuối tháng 9 để đạt mục tiêu 70% trong tổng số 7,5 triệu dân số được tiêm ít nhất một lần nhưng đến nay, con số này mới vượt qua 60%.

Ngay cả khi thông báo về việc gia hạn mục tiêu tiêm chủng hồi cuối tháng 8, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn nói một cách đầy tham vọng rằng "mục tiêu cho bất kỳ nơi nào là đạt được 100% tiêm chủng".

Bà lưu ý rằng ưu tiên hàng đầu đối với Hồng Kông, nơi có cách tiếp cận không lây nhiễm tại chỗ, là kiểm soát đại dịch và ngăn chặn các ca bệnh nhập khẩu lây lan ra cộng đồng.

Nhà dịch tễ học Ben Cowling, Giáo sư tại Đại học Hồng Kông, cho biết: "tỷ lệ tiêm chủng cao không phải là yêu cầu duy nhất để duy trì chiến lược zero-COVID-19", mà cần kiểm soát chặt chẽ và nhanh chóng loại bỏ nguồn lây trước khi bùng phát dịch trong cộng đồng.

Nhìn vào 12 tháng đầu tiên của đại dịch khi các quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Australia và New Zealand không có tiêm chủng, Giáo sư Cowling lưu ý rằng họ đã thực hiện "khá thành công" chiến lược zero-COVID-19.

Hoa Kỳ cũng đã bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng trước một tháng, với 70% người lớn được tiêm ít nhất một mũi vào đầu tháng 8 thay vì tháng 7.

Tình hình còn tồi tệ hơn ở Hàn Quốc khi sự thiếu hụt vaccine có vẻ như đã khiến kế hoạch tiêm chủng cho 70% trong số 51,3 triệu dân số với liều đầu tiên vào ngày 18/9 khó hoàn thành và ảnh hưởng đến mục tiêu mới nhất của Tổng thống Moon Jae-in là có 70% dân số tiêm đủ 2 mũi cuối tháng 10.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: AFP

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: AFP

Mặc dù Nhật Bản đã phải đối mặt với một loạt trục trặc trong việc triển khai tiêm chủng, bao gồm cả việc phân phối vaccine chậm, nhưng nước này đã cố gắng đạt được mục tiêu tiêm chủng cho tất cả những người cao tuổi muốn tiêm. Khoảng chín trong số 10 người cao niên được tiêm chủng đầy đủ, với một nửa trong số 131 triệu liều đã được tiêm cho họ cho đến nay.

Campuchia đang đi trước kế hoạch ban đầu là tiêm cho 10 triệu người trong tổng số 16 triệu dân số vào đầu năm 2022, do nguồn cung vaccine từ Trung Quốc ổn định.

Những nước khác như Malaysia và Indonesia đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc tăng cường hoạt động tiêm chủng.

Kế hoạch tiêm chủng cho 80% dân số của Malaysia vào quý đầu tiên của năm 2022 đã được đẩy lên tháng 12 năm nay. Vào tháng 7, cựu Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết tất cả người lớn sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 10.

Indonesia muốn cung cấp hai triệu liều từ tháng này để có thể hoàn thành đợt tiêm chủng vào tháng Giêng năm sau.

Đối với Thái Lan, hiện họ muốn 70% trong số hơn 70 triệu người tiêm hai mũi thay vì một mũi trước cuối năm để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại vào năm 2022.

Các bang khác nhau ở Australia có các mục tiêu khác nhau, nhưng nước này hy vọng sẽ chấm dứt tình trạng phong tỏa và mở cửa lại nền kinh tế khi ít nhất 80% cư dân từ 16 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ.

Trong bối cảnh thay đổi mục tiêu trên khắp thế giới, ý nghĩa của việc tiêm chủng đầy đủ cũng có thể thay đổi.

Một nhân viên y tế tiêm vaccine liều thứ ba cho người dân ở Jerusalem. Ảnh: AFP (chụp ngày 15/8/2021).

Một nhân viên y tế tiêm vaccine liều thứ ba cho người dân ở Jerusalem. Ảnh: AFP (chụp ngày 15/8/2021).

Israel, quốc gia đang đối mặt với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất mặc dù có một trong những tỷ lệ tiêm chủng cao nhất. Cho đến nay, hơn hai triệu trong số 9,3 triệu dân số Israel đã tiêm mũi thứ ba, bao gồm 70% những người từ 60 tuổi trở lên và khoảng một nửa trong số những người trên 50 tuổi.

Hầu hết các chính phủ vẫn công nhận có hai mũi tiêm là đã được bảo vệ đầy đủ, thì một số đã tiêm liều tăng cường hoặc xem xét đến liều tăng cường cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Chính quyền Joe Biden đã tiêm mũi thứ 3 cho gần một triệu người vào giữa tháng 8, trong khi các nhân viên y tế Indonesia cũng đã được tiêm mũi tăng cường.

Tại Campuchia, các nhà chức trách đã tiêm mũi tiêm tăng cường AstraZeneca cho lực lượng tuyến đầu chống dịch vào tháng 8, sau đó đã được mở rộng cho người dân và sẽ có hiệu lực chừng nào còn vaccine.

Tại Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản, các cuộc thảo luận về mũi tiêm thứ ba đang được đưa ra.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.