Dịch Covid - 19 chưa qua, ô nhiễm lại tàn phá Vũ Hán và nhiều thành phố Nam Á

Dịch Covid - 19 chưa qua, ô nhiễm lại tàn phá Vũ Hán và nhiều thành phố Nam Á
(PLVN) - Các nhà nghiên cứu cho biết gần 90% trong 200 thành phố đứng đầu thế giới về ô nhiễm bụi mịn hiện nay là ở Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn còn lại ở Pakistan, Indonesia.

Theo Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2019 của Công ty IQAir và Greenpeace, Bangladesh nổi lên là quốc gia có chỉ số ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao nhất, tiếp theo là Pakistan, Mông Cổ, Afghanistan và Ấn Độ. Trung Quốc theo sau, đứng ở vị trí thứ 11.

Ô nhiễm PM2.5 đủ nhỏ để xâm nhập vào máu qua hệ hô hấp, dẫn đến hen suyễn, ung thư phổi và bệnh tim
Ô nhiễm PM2.5 đủ nhỏ để xâm nhập vào máu qua hệ hô hấp, dẫn đến hen suyễn, ung thư phổi và bệnh tim

Vật chất hạt có đường kính từ 2.5 micron (1 micron = 0.001 mm) trở xuống - khoảng 1/30 chiều rộng của tóc người - là loại ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất. Các hạt bụi này đủ nhỏ để đi vào máu qua hệ hô hấp, dẫn đến hen suyễn, ung thư phổi và bệnh tim.

Trong số các siêu đô thị trên thế giới có từ 10 triệu dân trở lên, nơi có độc tố PM2.5 cao nhất năm 2019 là thủ đô New Delhi của Ấn Độ, tiếp theo là Lahore ở Pakistan, Dhaka ở Bangladesh, Kolkata ở Ấn Độ, Linyi và Thiên Tân ở Trung Quốc và Jakarta, Indonesia. Tiếp theo trong danh sách là Vũ Hán - tâm chấn của đợt bùng phát virus corona, cùng với Thành Đô và Bắc Kinh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết 7 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí là các hạt PM2.5, bắt nguồn từ bão cát, nông nghiệp, công nghiệp, cháy rừng và đặc biệt là đốt nhiên liệu hóa thạch.
"Ô nhiễm không khí đang là mối đe dọa sức khỏe hàng đầu thế giới. 90% dân số toàn cầu đang phải hít thở không khí không an toàn.", Frank Hammes - CEO của IQAir nói.
Học sinh Ấn Độ đeo khẩu trang diễu hành với những tấm bảng có khẩu hiệu nâng cao nhận thức về mức độ ô nhiễm không khí ở New Delhi
Học sinh Ấn Độ đeo khẩu trang diễu hành với những tấm bảng có khẩu hiệu nâng cao nhận thức về mức độ ô nhiễm không khí ở New Delhi

Biến đổi khí hậu đã bắt đầu khuếch đại nguy cơ ô nhiễm PM2.5, đặc biệt là qua các vụ cháy rừng dữ dội và bão cát bằng cách lan rộng sa mạc hóa. Sự nóng lên toàn cầu và bụi mịn PM2.5 cùng có chung một nguyên nhân chính: khí đốt và đốt than dầu.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.