Dịch bệnh đậu mùa khỉ: Việt Nam giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa xâm nhập

Dịch bệnh đậu mùa khỉ: Việt Nam giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa xâm nhập
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay đã có 92 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 28 ca nghi mắc tại 12 quốc gia thường không ghi nhận bệnh này. WHO đang mở rộng theo dõi tại những quốc gia thường không ghi nhận các ca mắc bệnh này.

Trước bối cảnh này, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, các đơn vị chức năng trong nước vẫn đang giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập. Đồng thời, lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ với WHO kịp thời cập nhật các thông tin về căn bệnh và các biện pháp ứng phó.

12 quốc gia đã ghi nhận các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: Australia, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ. Hiện các cuộc điều tra dịch tễ vẫn đang được tiến hành để đánh giá tình hình dịch bệnh.

Theo CDC Hoa Kỳ, bệnh đậu mùa khỉ lần đầu được phát hiện vào năm 1958. Ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Từ đó, các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận trên người tại các quốc gia Trung và Tây Phi.

Trong khi đó, WHO thông tin, các cuộc điều tra dịch tễ vẫn đang được tiến hành. Các trường hợp được báo cáo cho đến nay vẫn chưa có mối liên hệ du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh. WHO dự đoán sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác định do việc giám sát mở rộng ở các nước không có dịch bệnh. Các bằng chứng hiện cho thấy những người có nguy cơ cao nhất là những người đã tiếp xúc thân thể gần gũi với người bị bệnh đậu mùa khỉ khi họ đang có triệu chứng.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên ở khỉ, thường lây do tiếp xúc gần và hiếm khi lây lan ra ngoài châu Phi. Chính vì vậy, việc phát hiện nhiều ca bệnh ở châu Âu và các khu vực khác đang gây lo ngại. Tuy nhiên, các nhà khoa học không cho rằng bệnh có thể bùng phát thành đại dịch như COVID-19 vì virus này không lây lan nhanh như virus SARS-CoV-2. Bệnh thường có triệu chứng nhẹ với biểu hiện đặc trưng của người bệnh là sốt và phát ban.

Virus đậu mùa khỉ lan truyền qua tiếp xúc gần với người, động vật hoặc vật liệu nhiễm virus. Virus này xâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương, đường hô hấp hoặc qua mắt, mũi và miệng. Lây truyền từ người sang người thường xảy ra nhất qua giọt bắn đường hô hấp dù phải duy trì tiếp xúc lâu dài. Trong khi đó, lây truyền từ động vật sang người có thể xảy ra qua vết cắn hoặc vết xước.

Bệnh đậu mùa khỉ thường không được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục dù việc này có thể xảy ra. Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, sưng tấy và đau lưng. Bệnh nhân thường phát ban từ 1-3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng sốt, bắt đầu ở mặt và lan sang các bộ phận khác của cơ thể như lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban có thể gây ngứa dữ dội, sau đó trải qua một số giai đoạn trước khi da đóng vảy và bong ra. Bệnh này thường kéo dài 2-4 tuổi và tự khỏi.

Hiện chưa có phương pháp điều trị an toàn và được chứng minh y tế cho bệnh đậu mùa khỉ, dù hầu hết các ca nhiễm có triệu chứng nhẹ. Những người bị nghi nhiễm virus có thể được cách ly trong phòng áp suất âm và được theo dõi bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mặc đồ dùng bảo hộ y tế.

WHO mới đây đã kêu gọi các nước nâng cao ý thức phòng chống bệnh này trong bối cảnh phát hiện các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm ở nhiều nước và những trường hợp này đều chưa từng đến vùng dịch. WHO cũng tổ chức một cuộc họp khẩn trong nhóm cố vấn chuyên gia để thảo luận về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ gần đây.

Hiện không có vaccine dành riêng cho bệnh đậu mùa khỉ nhưng theo WHO, các dữ liệu cho thấy vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ là 85%. Anh đã bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa cho các nhân viên y tế và những nhóm dễ bị phơi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.