Dịch bệnh có thể khiến loài chuột có thể chuyển sang ăn thịt đồng loại để sinh tồn

Những con chuột đói ăn do nhà hàng đóng cửa mùa dịch khiến chính quyền nhiều nơi đau đầu. Ảnh: Christopher Sadowski.
Những con chuột đói ăn do nhà hàng đóng cửa mùa dịch khiến chính quyền nhiều nơi đau đầu. Ảnh: Christopher Sadowski.
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng những chú chuột đói khát do thiếu thức ăn mùa dịch COVID-19 đang có xu hướng di cư, ăn thịt đồng loại để sinh tồn - một động thái có thể dẫn đến xuất hiện một giống chuột thông minh, hung dữ hơn trong tương lai.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, cách ly xã hội, phong tỏa từ chính quyền khiến các nhà hàng, tiệm tạp hóa đóng cửa.

Điều đó đã ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm hàng ngày của bầy chuột - đồ ăn dư thừa trong thùng rác hoặc nơi công cộng. Để sống sót, chúng phải tìm nguồn thức ăn thay thế.

Michael H. Parsons, nghiên cứu sinh Đại học Fordham, cho biết những con chuột thường sống kín đáo và ít di cư. Tuy nhiên do đói khát, chúng phải rời nơi trú ẩn, thậm chí đi tới nơi khác để tìm kiếm thức ăn và nước uống.

"Hàng nghìn nhà hàng tại New York và trên toàn thế giới phải đóng cửa. Rất nhiều thế hệ chuột đã sống gần đó trong những thập kỷ qua. Bây giờ, chúng phải đối mặt với vấn đề sinh tồn", Bobby Corrigan, chuyên gia trong lĩnh vực đô thị nói với NBC.

Sau khi bầy chuột đến nơi ở mới, những cuộc tàn sát sẽ diễn ra. Cụ thể, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau để sống sót, thậm chí con trưởng thành sẽ giết những con mới sinh hoặc còn nhỏ để giữ lấy nguồn thức ăn.

"Trong lịch sử nhân loại, con người dùng quân đội, chiến tranh để chiếm đóng lãnh thổ. Đó là những gì đang xảy ra với loài chuột. Những 'đội quân' chuột mới sẽ xuất hiện, và đội quân nào mạnh hơn sẽ chiến thắng", Corrigan nhận định. Ông cho rằng điều đó có thể dẫn đến sự hình thành một giống chuột thông minh, hung dữ và mạnh mẽ hơn.

Theo Bobby Corrigan, đó là kịch bản khả dĩ nhất khi những chú chuột "trở mặt" với đồng loại. Chúng đang ăn thịt nhau để sống. Ngay khi tìm thấy nguồn thức ăn, chúng sẽ trở nên thông minh và mạnh mẽ hơn chứ không đơn thuần là những con chuột đi tìm chỗ ở.

Ông cho biết thời gian mang thai của chuột chỉ khoảng 23 ngày. Với tốc độ sinh sản nhanh chóng, những con chuột thông minh, linh lợi hơn sẽ có một "đội quân" bất chấp mọi thứ để kiếm thức ăn.

Michael H. Parsons nói rằng mặc dù không có trường hợp nào báo cáo về việc chuột bị nhiễm COVID-19 nhưng chuột có thể lây lan các bệnh khác. Trường hợp xấu nhất bao gồm chuột có thể lây lan dịch bệnh mới.

Ông Parsons kêu gọi mọi người tăng cường các biện pháp kiểm soát loài gặm nhấm trong nhà và doanh nghiệp của họ để ngăn chặn chúng trở nên bạo dạn hơn.

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…