Địa điểm lịch sử dùng rượu vang để… chữa bệnh

Hầm rượu này được rất nhiều người biết đến, mặc dù không quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào
Hầm rượu này được rất nhiều người biết đến, mặc dù không quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào
(PLVN) - Đó là bệnh viện từ thời trung cổ ở Strasbourg, vùng Alsace, miền đông nước Pháp.

Vốn nổi tiếng lâu nay, Strasbourg là một thành phố lịch sử có tuổi đời lên tới 2.000 năm, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1988. Du khách đổ về đây để lang thang trong khu chợ Giáng sinh nổi tiếng của thành phố, Nhà thờ Đức Bà của Strasbourg và cung điện Rohan, cũng như để thưởng thức các bữa ăn trong các nhà hàng rượu vang nổi tiếng.

Nhưng nếu thật sự am hiểu về Strasbourg, người ta sẽ ghé thăm Hopital civil de Strasbourg (Bệnh viện tế bần Strasbourg), một bệnh viện được sử dụng cho mục đích giảng dạy từ năm 1119. Bệnh viện này trở nên đặc biệt bắt đầu từ năm 1395, khi một hầm rượu được xây dựng ngay phía dưới.

Tại bệnh viện này, cách đây 600 năm, nhiều bệnh nhân tới bệnh viện trả viện phí không phải bằng tiền mà bằng “nho và đất trồng nho”. Lúc này, những hầm rượu bên dưới bệnh viện bắt đầu được xây dựng, đồng thời có chức năng như một tủ lạnh lớn hoàn hảo để bảo quản và giữ mát cho rượu vang. Bệnh viện đã tận dụng lợi thế này vừa dùng rượu làm thuốc, vừa sản xuất rượu vang tạo nguồn thu nhập.

Năm 1991 chính phủ Pháp ban hành luật mới với những điều khoản nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn chứng nghiện rượu. Do vậy, một hầm rượu nằm bên dưới một cơ sở y tế không còn được chấp nhận nữa
Năm 1991 chính phủ Pháp ban hành luật mới với những điều khoản nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn chứng nghiện rượu. Do vậy, một hầm rượu nằm bên dưới một cơ sở y tế không còn được chấp nhận nữa

Trước đây, rất nhiều người từ khắp nơi trên đất Pháp đến Bệnh viện Strasbourg để điều trị bệnh bằng rượu vang. Họ uống tối đa hai chai rượu vang mỗi ngày để điều trị các bệnh khác nhau. Theo ông Thibaut Baldinger, người quản lí hầm rượu ở Bệnh viện Strasbourg, việc dùng rượu vang điều trị bệnh đã xuất hiện khắp mọi nơi từ thời cổ đại,  và phương pháp điều trị này chỉ bị ngưng lại vào năm 1990.

Ví dụ, một chai Châteauneuf-du-Pape sẽ được kê cho chứng đầy hơi, trong khi một chai rượu vang mà mọi người yêu thích vào mùa hè, Côtes de Provence rosé, đã được sử dụng để điều trị béo phì. Hai ly Bergerac được dùng để điều trị cholesterol cao. Một chai Gewürztraminer thường được bệnh viện sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Những người bị bệnh mụn rộp được yêu cầu tắm trong rượu Muscat de Frontignan…

Theo một chuyên gia, từ rất lâu, ông tổ của ngành y học phương Tây, bác sĩ người Hy Lạp Hippocrates cũng đã sử dụng nhiều loại rượu vang để điều trị các bệnh khác nhau cho bệnh nhân của mình. Ông tin rằng, rượu vang là thứ thích hợp với loài người, kể cả người khỏe hay người ốm.

Bản thân giới khoa học ngày nay cũng đã chứng minh được nhiều tác dụng của rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ, được làm từ nho đỏ, với cơ thể con người. Cụ thể, các chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng cách tăng lượng cholesterol có lợi và bảo vệ nội mạc bên trong động mạch.

Rượu vang đỏ làm tăng khả năng hấp thụ canxi của xương, do đó làm cho xương của bạn chắc khỏe hơn. Uống một ly rượu vang đỏ vào ban đêm được biết là tăng tỷ lệ trao đổi chất và tăng khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.

Ngày nay, hầm rượu sản xuất 140.000 chai Gewürztraminer, Klevener de Heiligenstein, Sylvaner và Riesling mỗi năm
Ngày nay, hầm rượu sản xuất 140.000 chai Gewürztraminer, Klevener de Heiligenstein, Sylvaner và Riesling mỗi năm

Năm 1995, hầm rượu 600 năm tuổi gần như ngừng hoạt động vì chịu lỗ quá nhiều. Trong thế kỷ 20, Bệnh viện Tế bần Strasbourg đã bán các vùng đất trồng nho để tài trợ cho một số dự án cần gấp vốn. Chính điều này đã làm giảm nguồn cung nho cho hầm rượu. 

Hoạt động của hầm rượu Strasbourg cũng giảm, các thùng rượu gỗ sồi khổng lồ phải đem vứt bỏ, vì vào năm 1991 chính phủ Pháp ban hành luật mới, trong đó có những điều khoản nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn chứng nghiện rượu. Do vậy, một hầm rượu nằm bên dưới một cơ sở y tế không còn được chấp nhận nữa. 

Từ đó, phương pháp chữa bệnh bằng rượu vang ở Bệnh viện Tế bần Strasbourg đã kết thúc, thế nhưng hầm rượu bên dưới bệnh viện vẫn đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử sản xuất rượu vang của Pháp, giới thiệu cho thế giới biết đến một số loại rượu vang ngon nổi tiếng của Pháp, đồng thời vẫn là nguồn tài chính hỗ trợ cho bệnh viện.

Vì muốn bảo vệ hầm rượu lịch sử này, ông Philippe Junger, người trước đây từng quản lý hầm rượu, đã tìm kiếm sự ủng hộ của những người trồng nho làm rượu ở vùng Alsace. Ông và mọi người đã thuyết phục chính quyền địa phương cho nơi này tiếp tục hoạt động.

Để cứu lấy hầm rượu, những người trồng nho vùng Alsace cũng bắt tay vào làm việc để cải thiện chất lượng rượu vang. Họ có chung suy nghĩ rằng, đây không đơn thuần là một hầm rượu mà còn là một phần di sản của vùng, cần được bảo vệ, giữ gìn và phát huy. 

Ngày nay, hầm rượu sản xuất 140.000 chai Gewürztraminer, Klevener de Heiligenstein, Sylvaner và Riesling mỗi năm, sử dụng nho được trồng từ 26 đối tác rượu khác nhau. Các loại rượu vang được lên men từ 6 đến 10 tháng trong thùng gỗ sồi khổng lồ trước khi được đóng chai và bán cho người tiêu dùng.

Điều gây ấn tượng khác, đó là hầm rượu này được rất nhiều người biết đến, măc dù không quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào. Mỗi đối tác sản xuất rượu vang đều ủng hộ một tỷ lệ sản phẩm của mình cho hầm rượu thay cho tiền thuê địa điểm lưu trữ. Số tiền này được dùng để mua trang thiết bị y tế cho bệnh viện. Du khách đến đây tham quan, có thể được chiêm ngưỡng những thùng rượu khổng lồ, đồng thời sẽ được thử những loại rượu vang ngon có tiếng ở vùng đất này. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.