'Địa chỉ đỏ' cho trẻ mồ côi, người khuyết tật muốn học nghề

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam trao chứng chỉ tốt nghiệp cho học viên.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam trao chứng chỉ tốt nghiệp cho học viên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam, nơi ươm mầm phát triển tài năng, năng lực cho trẻ mồ côi, người khuyết tật.

Nơi ươm mầm tài năng người yếu thế

Với sứ mệnh là dạy nghề, tạo việc làm miễn phí cho trẻ em nghèo, mồ côi, con em gia đình chính sách và người khuyết tật, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam đã thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận tham gia học tập và làm việc.

Với nhiều ngành học như Tổ môn nghề làm tranh đá quý, Tổ môn nghề sửa chữa xe mô tô, Tổ môn nghề may, thiết kế thời trang, tổ môn nghề làm bánh, tổ môn nghề làm hương trầm, Tổ môn nghề thêu ren... các sản phẩm của người khuyết tật tạo ra đã đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó, hương trầm hàng tháng đã xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ hàng tấn sản phẩm góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm cán bộ, giáo viên và học sinh tại Trung tâm.

Các hội chợ việc làm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức là cơ hội để các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế cộng đồng người khuyết tật biết đến Trung tâm như một địa chỉ đỏ dành cho người yếu thế trên địa bàn Thủ đô.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam (Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số 5494/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 31/12/2021, trên cơ sở đổi tên Trung tâm dạy nghề nhân đạo T&T được thành lập ngày 19/9/2007.

Năm 2007, Trung tâm được thành lập tại địa chỉ xóm 4, thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, nay là địa chỉ số 1 phố Hồng Đô, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Hàng năm, cứ vào các ngày lễ lớn, Trung tâm lại có nhiều hoạt động giao lưu với các tổ chức giáo dục, hội, đoàn thể, cắm trại, thăm quan di tích lịch sử thường xuyên được diễn ra tạo nên không khí tươi vui, phấn khởi, tự tin lạc quan trong cuộc sống thường ngày.

Hoạt động văn nghệ, là món ăn tinh thần không thể thiếu tại Trung tâm, Đội văn nghệ thường xuyên luyện tập vừa sinh hoạt văn hóa, vừa hoạt động giải trí sau những ngày học tập, lao động, đồng thời là một phần không thể thiếu mỗi khi Trung tâm tổ chức các sự kiện. Đội văn nghệ của Trung tâm nhiều năm liền tham gia Liên hoan tiếng hát trẻ em thiệt thòi TP Hà Nội đã được đánh giá cao và được khen thưởng xuất sắc từ Ban tổ chức.

Câu lạc bộ thể thao người khuyết tật trực thuộc Trung tâm được thành lập đáp ứng sự mong mỏi của cán bộ lãnh đạo và học sinh khuyết tật của Trung tâm. Các môn thể thao bắn Cung, Taekwondo, bóng bàn đã được triển khai luyện tập. Môn thể thao Taekwondo dưới sự chỉ đạo, dìu dắt của võ sư Lê Minh Khương, nguyên là huấn luyện viên trưởng Taekwondo Việt Nam. Các huấn luyện viên, chuyên gia tình nguyện Hàn Quốc như thầy Lee Myong Sik, HLV Choi Yang Kyu và Lee Jeong Ik đã duy trì luyện tập hàng ngày, hàng tuần trong nhiều năm qua.

Năm 2022, được sự đồng ý của Liên Đoàn Taekwondo châu Á, Liên đoàn Taekwondo Việt nam, sự chỉ đạo sát sao của Hiệp Hội Para Lympic Việt nam, Đội tuyển Para Taekwondo thuộc Trung tâm chính thức ra mắt, đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi vô địch Para Taekwondo châu Á mở rộng lần thứ 7 được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 27/8/2022 tại TP Hồ Chí Minh. Sự cống hiến của các vận động viên đã được Ban tổ chức cuộc thi và Liên đoàn Taekwondo Việt Nam đánh giá cao và khẳng định sự đóng góp của đội tuyển như những viên gạch đầu tiên xây dựng nền tảng cho môn thể thao Para Taekwondo Việt Nam.

Với truyền thống văn hóa “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, Trung tâm đã vận động các bác sĩ giỏi đang làm việc tại các bệnh viện Trung ương và Hà Nội tham gia các cuộc khám bệnh, phát thuốc bổ miễn phí cho người già, gia đình chính sách, trẻ mồ côi, người khuyết tật. Trong đại dịch COVID-19, Trung tâm đã huy động hỗ trợ tặng 1 tấn gạo cho phường Phú Đô góp phần chung tay đẩy lùi COVID-19 tại địa phương.

Trái ngọt

Năm 2009, được sự quan tâm của UBND TP Hà Nội, triển lãm “Tranh đá quý - Quà tặng từ thiên nhiên” đã được tổ chức tại 45 phố Tràng tiền, quận Hoàn Kiếm nhằm giới thiệu sản phẩm của người khuyết tật, những bức tranh đá quý, tranh thêu đã chinh phục được nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật của người dân Thủ đô và khách quốc tế.

Sau 45 ngày triển lãm nhiều sản phẩm đã được bán cho khách trong nước và quốc tế đặc biệt là bức tranh đá quý đồng quê Việt Nam đã được gia đình Tổng thống Đan Mạch trong chuyến thăm Việt Nam đã mua đưa về Đan Mạch. Đó là sự động viên lớn lao đối với thầy và trò trong Trung tâm nhưng vượt lên tất cả là người khuyết tật đã làm lên những sản phẩm không khuyết tật đầy thẩm mỹ và nghệ thuật.

Với lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu, 1.000 tấm ảnh chân dung Bác làm thủ công bằng chất liệu đá quý do chính những bàn tay khéo léo của người khuyết tật tạo nên nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010. Một không gian rộng lớn trong đại nội thành Thăng Long đã trưng bày uy nghi, trang trọng và linh thiêng hơn trong đại lễ, đã để lại trong lòng du khách trong nước và nước ngoài những tình cảm sâu sắc đối với những nghệ nhân khuyết tật đã tạo nên những tác phẩm chứa đầy những giá trị nhân văn. Ban tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã vinh danh Trung tâm là Doanh nghiệp tiêu biểu ngàn năm Thăng Long Hà Nội.

Lễ ký kết hợp tác giữa UCC Hàn Quốc và Trung tâm.

Lễ ký kết hợp tác giữa UCC Hàn Quốc và Trung tâm.

Năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp thay thế Luật Dạy nghề, thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời chỉ ra những quan điểm, tầm nhìn về giáo dục nghề nghiệp nói chung và giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật nói riêng cần có sự thay đổi phù hợp. Trước tình hình đó lãnh đạo Trung tâm báo cáo Sở Lao động Thương binh Xã hội đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép đổi tên Trung tâm từ Trung tâm Dạy nghề nhân đạo T&T thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam.

Ngay sau khi có quyết định của UBND TP Hà Nội, Trung tâm đã ban hành chiến lược phát triển Trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040. Trong đó tập trung dạy nghề cho người khuyết tật theo hình thức online và offline. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ việc làm, tạo việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp, giáo dục hòa nhập cho học sinh sau tốt nghiệp. Ký liên kết, hợp tác với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế để đào tạo, ươm mầm phát triển tài năng, năng lực trẻ mồ côi, người khuyết tật.

Kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đồng hành cùng Trung tâm tạo cơ hội về học nghề, việc làm, khởi nghiệp để ổn định cuộc sống, khẳng định bản thân hòa nhập cộng đồng và phát triển tài năng trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao cho trẻ mồ cộ và người khuyết tật.

Mục tiêu xây dựng Trung tâm trở thành một địa chỉ tin cậy để các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm mong muốn được hỗ trợ giúp đỡ, tài trợ trực tiếp cho trẻ mồ côi, người khuyết tật có cơ hội học tập, làm việc và phát triển năng lực.

Là điểm đến của người khuyết tật Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung được học nghề, có việc làm, phát triển năng lực của bản thân, hòa nhập cộng đồng theo xu thế hội nhập quốc tế. Là môi trường bình đẳng, thân thiện, là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu trong nước và quốc tế của người khuyết tật.

Mục tiêu chiến lược phát triển hiện tại Trung tâm:

Thành viên chính thức Hiệp hội Paralympic Việt Nam.

Hội viên Hiệp hội các trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam.

Thành viên mạng lưới các doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật.

Thành viên mạng lưới kết nối doanh nghiệp xã hội Én Kết Nối.

Hội viên Hội làng nghề Việt Nam.

Hội viên Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật Việt Nam.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.