Di tích đền Tranh tỉnh Hải Dương được công nhận là điểm du lịch

Lễ hội năm nay đặc biệt ý nghĩa khi di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh được công nhận là điểm du lịch.
Lễ hội năm nay đặc biệt ý nghĩa khi di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh được công nhận là điểm du lịch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 19/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã trao quyết định của UBND tỉnh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật đền Tranh là điểm du lịch.

Sáng nay, lễ hội đền Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, Hải Dương) năm 2024 chính thức được khai hội. Lễ hội năm nay đặc biệt ý nghĩa khi di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh được công nhận là điểm du lịch.

Đọc diễn văn khai hội, ông Nguyễn Thành Vạn - Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang nhấn mạnh Lễ hội truyền thống đền Tranh năm nay có thêm ý nghĩa quan trọng khi di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh vừa được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.

Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương trao quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật đền Tranh là điểm du lịch

Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương trao quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật đền Tranh là điểm du lịch

Tại buổi lễ, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã trao quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật đền Tranh, xã Đồng Tâm là điểm du lịch. Sau lễ khai mạc và công bố quyết định, các đại biểu cùng nhân dân và du khách dâng hương tưởng niệm Quan lớn Tuần Tranh.

Nghi thức lấy nước trong lễ rước nước

Nghi thức lấy nước trong lễ rước nước

Lễ hội đền Tranh năm 2024 diễn ra trong 3 ngày 19, 23 và 24/3 với nhiều hoạt động đặc sắc.

Trong đó, sáng 19/3 đã diễn ra lễ rước nước, các đoàn dâng lễ vật, chương trình văn nghệ, khai hội, công bố quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh, xã Đồng Tâm là điểm du lịch.

Chiều và tối cùng ngày có lễ tế quan và tế mẫu, lễ mộc dục. Ngày 23 và 24/3 sẽ diễn ra các trò chơi dân gian như đập niêu, bắt chạch trong chum, vật dân tộc, múa rối nước...

Một số hình ảnh tại lễ hội

Một số hình ảnh tại lễ hội

Tại lễ hội đền Tranh năm nay, Ban tổ chức bố trí 10 gian trưng bày 37 sản phẩm OCOP trong huyện Ninh Giang. Một số sản phẩm đặc trưng tiêu biểu như bánh gai, ổi, yến, giò, mật ong, vải khô, dưa, rượu...

Đền Tranh hay còn gọi là đền quan lớn Tuần Tranh ở thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm (Ninh Giang) là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia thờ vị thủy thần Đệ Ngũ Tuần Tranh (hoàng tử thứ 5 của vua Thủy), sau được phong là Tranh Giang Đại Vương Hoàng Hợp Tôn Thần. Đền Tranh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2009. Lễ hội truyền thống đền Tranh được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022.

Đọc thêm

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".