“Di sản” gây tranh cãi của trùm ma túy Escobar

Căn biệt thự 8 tầng – di sản gây tranh cãi của Escobar
Căn biệt thự 8 tầng – di sản gây tranh cãi của Escobar
(PLO) - Nắm trong tay khối tài sản lên đến 30 tỉ USD, được Forbes 7 lần đưa vào danh sách những người giàu nhất thế giới nên trùm tội phạm khét tiếng Pablo Emilio Escobar Gaviria chẳng ngại ngần… mang luôn hàng triệu USD ra đốt lấy lửa sưởi ấm khi phải trốn sự truy đuổi của cảnh sát.

Mua cả hòn đảo để trung chuyển ma túy

Pablo Emilio Escobar Gaviria (SN 1949) là con thứ 3 trong số 7 người con của một cặp vợ chồng là giáo viên – nông dân. Tuy nhiên, trong khi cha mẹ đều là những người làm ăn lương thiện thì Escobar lại sớm bộc lộ bản tính giang hồ.

Ngay từ khi còn thiếu niên, y đã cùng với những thanh niên hư hỏng khác đi đánh cắp bia mộ để bán lại cho những kẻ buôn lậu. Học hết trung học, gã cũng vào đại học nhưng sớm từ bỏ để tham gia vào các hoạt động phạm pháp.

Ban đầu, hắn cùng với một số đối tượng gây ra những vụ phạm tội quy mô nhỏ như bán vé số giả, thuốc lá lậu và đánh cắp xe hơi. Đến đầu những năm 1970, khi đã chán với những vụ phạm pháp “cỏn con”, Escobar quyết định “làm ăn lớn” bằng cách bắt cóc 1 giám đốc doanh nghiệp để đòi tiền chuộc.

Phi vụ thành công, hắn kiếm được đến 100.000 USD! Thấy kiếm tiền phạm pháp quá dễ dàng, Escobar quyết định dấn thân buôn bán ma túy. Năm 1975, hắn gia nhập băng Medellín, thường xuyên tự lái máy bay chở ma túy qua lại giữa Colombia và Panama. Về sau, hắn mua thêm 15 máy bay lớn hơn và mới hơn để phục vụ hoạt động buôn bán “cái chết trắng” xuyên quốc gia của mình. 

Trong giai đoạn này, Escobar và một kẻ đồng phạm tên Roberto Escobar tổ chức mua cocaine có lẫn tạp chất ở Peru rồi mang tới Colombia và tinh chế. Ma túy sau đó được hắn mang tới Mỹ bằng cách đưa vào những chiếc bánh máy bay cũ.

Mỗi chuyến bay, tùy thuộc vào số ma túy vận chuyển trót lọt, Escobar trả cho những phi công đến 500.000 USD mỗi chuyến bay, khiến không ít người trong số đó mờ mắt vì đồng tiền đã bất chấp nguy hiểm tiếp tay cho nhóm của hắn. 

Về sau, khi nhu cầu cocaine tại Mỹ tăng vọt, Escobar quyết định tăng số chuyến hàng, tuyến đường cũng như mạng lưới phân phối tại các bang Nam Florida, California… của Mỹ. Hắn và một trùm băng đảng đã mua gần như cả 1 hòn đảo ở phía Đông Nam bờ biển Florida để làm điểm trung chuyển ma túy.

Tại đây, Escobar xây dựng đường băng, cảng biển, khách sạn, nhà ở, tàu thuyền, máy bay và cả một kho lạnh để chứa cocaine. Ngoài máy bay, hắn còn dùng tàu ngầm để phục vụ hoạt động buôn bán ma túy. 

Để duy trì và mở rộng mạng lưới hoạt động, Escobar triệt để tận dụng đối sách “bạc hoặc chì” với các quan chức Colombia. Cụ thể, hắn không tiếc tiền hối lộ các quan chức trong chính quyền, thẩm phán và các chính trị gia để họ nhắm mắt làm ngơ cho hoạt động của hắn.

Escobar Emilio Escobar Gaviria
Escobar Emilio Escobar Gaviria

Còn với những người liêm khiết, không nhận hối lộ, y cũng không ghê tay cho người hạ sát. Ước tính, trong thời gian Escobar “tác oai tác quái’ đã có hàng trăm người thiệt mạng dưới tay trùm ma túy nguy hiểm này. 

Các ghi chép cho biết, ở thời kỳ đỉnh cao, đường dây của Escobar vận chuyển từ 70 tới 80 tấn cocaine từ Colombia tới Mỹ mỗi tháng, trong đó có những ngày lên đến 15 tấn với tổng giá trị “hàng cấm” lên đến nửa tỉ USD.

Mạng lưới của trùm ma túy này cũng mở rộng ra khắp toàn cầu, tới châu Mỹ, châu Âu và cả châu Á. Ước tính băng Medellín của Escobar thời gian này kiểm soát đến 80% lượng cocaine toàn cầu. Hoạt động phạm pháp mang đến cho Escobar khối tài sản kếch sù lên đến 30 tỉ USD, khiến hắn 7 lần được tạp chí Forbes đưa vào danh sách những tỉ phú của thế giới.

Đốt 2 triệu USD để nấu ăn

Năm 1900, Luis Carlos Galán – một nhà báo, một chính trị gia, khi đó đang ra tranh cử chức tổng thống Colombia – bị ám sát và băng nhóm của Escobar được xác định chính là thủ phạm. Vụ việc giống như giọt nước làm tràn ly buộc chính phủ Colombia không thể bao che cho Escobar và các băng nhóm ma túy ở nước này.

Họ thuyết phục trùm băng Medellín ra đầu thú và dừng tất cả hoạt động phạm tội để đổi lấy một bản án nhẹ hơn cũng như được tạo điều kiện để Escobar có thể sống thoải mái trong thời gian ngồi tù. Với việc Colombia cấm dẫn độ công dân ra nước ngoài, Escobar đồng ý để tránh bị đưa Mỹ. Hắn được đưa tới giam giữ tại nhà tù tư nhân xa hoa La Catedral do chính hắn bỏ tiền ra xây dựng. 

Từ nhà tù, Escobar vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động tội phạm của hắn. Khi thông tin này bị truyền thông phát giác, chính quyền Colombia buộc phải tính đến việc đưa hắn tới một nhà tù được canh gác nghiêm ngặt hơn.

Tuy nhiên, Escobar đã phát hiện ra kế hoạch này và quyết định vượt ngục vào ngày 22/7/1992. Sebastian Marroquin – con trai của trùm ma túy khét tiếng – trong một cuốn sách tiết lộ rằng, trong thời gian chạy trốn, Escobar mang theo cả gia đình. Cứ mỗi 2 ngày, cả nhà hắn lại chuyển tới 1 trong 15 nơi trú ẩn bí mật của Escobar ở thành phố Medellín.

Escobar cẩn thận với ngay cả những thành viên trong nhà. Mỗi khi chuyển từ nơi này sang nơi khác, ông trùm rất cẩn thận bịt mắt tất cả mọi người lại để họ không biết mình đi đâu cũng như không thể đưa ra thông tin về vị trí của những nơi trú ẩn này nếu vô tình bị bắt giữ và bị tra khảo.

Sebastian cũng kể lại rằng Escobar đã mua hẳn hãng taxi duy nhất ở địa phương để nắm được thông tin nếu có người lạ tới Medellín, phòng tình huống bất ngờ.

Quá trình trốn chạy của gia đình Escobar đầy những chuyện tưởng như đùa. Ví dụ, Sebastian nói rằng, có lần, cha anh ta đã không ngại ngần đốt đến 1,5 triệu USD để sưởi ấm cho con gái khi người này bị hạ thân nhiệt trong lúc cùng cả nhà trốn chạy lên một quả đồi.

Tuy nhiên, hành trình trốn chạy của trùm ma túy khét tiếng Colombia cuối cùng đã kết thúc vào ngày 2/12/1993, khi nhóm đặc nhiệm Search Bloc của cảnh sát Colombia với sự hỗ trợ của giới chức Mỹ phát hiện Escobar đang trốn ở một tòa nhà tại Medellín.

Một nhóm đặc nhiệm đã được huy động bao vây cả khu vực. Escobar và 1 vệ sỹ riêng trốn qua đường mái nhà nhưng vẫn bị phát giác và tiêu diệt, chấm dứt cuộc truy nã kéo dài 15 tháng của giới chức Colombia và Mỹ. 

Di sản gây tranh cãi

25 năm đã trôi qua nhưng di sản của Escobar đến nay vẫn còn hiện diện cả vô hình và hữu hình ở thành phố Medellín. Bởi, trong con mắt của nhiều người dân nơi đây, đặc biệt là những người nghèo, trùm ma túy này lại được xem như một người hùng sau khi đã bỏ ra khá nhiều tiền để xây dựng các trường học, bệnh viện và nhà thờ ở địa phương.

Escobar cũng rất hào phóng ủng hộ nhiều tiền của cho các dự án nhà ở và các hoạt động dân sự khác, khiến hắn được nhiều người ví như Robin Hood. Cũng chính vì vậy nên nhiều người đã không ngần ngại che chở, cho Escobar ở nhờ khi hắn trốn chạy truy nã. Tại đám tang của hắn diễn ra vào năm 1993, ước tính đã có khoảng 25.000 người đến dự. 

Con trai của Escobar cũng cho biết, dù bản thân là một trùm ma túy khét tiếng nhưng Escobar luôn khuyến cáo các con không bao giờ được động đến cocaine hay tiếp bước ông ta. “Cha tôi nói với chúng tôi không bao giờ được đi theo con đường của ông ấy bởi đó là con đường tự hủy hoại mình, là con đường mà xã hội không bao giờ chấp nhận.

Thay vào đó, cha luôn khuyên tôi theo đuổi sự nghiệp học hành, trở thành một người tốt và tránh xa ma túy”, Sebastian kể lại. Sebastian cũng cho biết thêm rằng mẹ anh ta đã nhiều lần khuyên Escobar từ bỏ con đường phạm pháp của mình nhưng Escobar từ chối nghe theo với lý do ông ta đã đi đến bước không thể quay trở lại.

Ở thành phố Medellín vẫn đang có hẳn một khu phố mang tên Escobar với 443 ngôi nhà được xây dựng cho những người vô gia cư và những người nhặt rác có được nơi trú ngụ. “Với tôi, Chúa đứng thứ nhất và sau đó là đến ông ấy”, một người dân tên Maria Eugenia Castano, 44 tuổi cho biết.

Người phụ nữ này đã lập bàn thờ để thờ Escobar sau khi trùm ma túy bị tiêu diệt. Ở tiệm làm đẹp ở gần đó, nhà tạo mẫu tên Yamile Zapata cũng nói: “Escobar khiến nhiều người bối rối. Nếu nhìn vào mặt tốt, ông ấy rất tốt. Nhưng nếu nhìn vào khía cạnh xấu thì ông ta cũng cực kỳ tệ”.

Hiện nay, giới chức thành phố Medellín đang muốn phá ngôi biệt thự 8 tầng của Escobar – một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch khi đến thành phố này – để xây một công viên nhằm tưởng niệm hàng ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy tại Colombia.

Ý tưởng này được nhiều người ủng hộ nhưng cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của không ít người đến nay vẫn thần tượng trùm ma túy, xem hắn là ân nhân của cuộc đời mình./.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.