Di dời trụ sở 13 bộ, ngành: Sử dụng những khu “đất vàng” sao cho hiệu quả?

(PLVN) - Việc di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi nội đô đang được Bộ Xây dựng ráo riết thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều dư luận quan tâm nhất lúc này không phải vị trí trụ sở mới di dời đến đâu mà khối tài sản “đất vàng” của trụ sở cũ sẽ được sử dụng sao cho có hiệu quả.
Nhà nước chi hàng trăm tỷ đồng cho  xây  trụ sở mới 18 tầng nhưng Bộ TN&MT vẫn giữ trụ sở cũ ở 83 Nguyễn Chí Thanh
Nhà nước chi hàng trăm tỷ đồng cho xây trụ sở mới 18 tầng nhưng Bộ TN&MT vẫn giữ trụ sở cũ ở 83 Nguyễn Chí Thanh

Điều đáng nói, bài học nhãn tiền cho thấy, nhiều tài sản công là “đất vàng” của nhiều cơ quan Nhà nước sau khi dời trụ sở vẫn được các đơn vị này giữ lại, sử dụng thiếu hiệu quả hoặc biến thành các tòa cao ốc văn phòng, thương mại, chung cư.

7 bộ, ngành xây trụ sở mới vẫn giữ trụ sở cũ

Báo cáo của Chính phủ hôm 21/5 vừa qua tại kỳ họp Quốc hội cho thấy, có đến 7 bộ, ngành vẫn giữ trụ sở cũ dù đã xây trụ sở mới. Cụ thể, một số bộ, cơ quan T.Ư như Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thanh tra Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Ngoại giao đã có trụ sở mới nhưng vẫn giữ lại trụ sở cũ. Lý do mà các đơn vị trên giữ lại trụ sở cũ vì cho rằng khi xây trụ sở mới, các bộ, ngành chưa xác định sát nhu cầu thực tế khi xây trụ sở mới, dẫn đến thiếu chỗ sau khi trụ sở mới xây xong.

Theo GS.TS.KTS Đỗ Hậu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, chủ trương di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi trung tâm Thủ đô là hợp lí, cần thiết. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hậu, sau khi di dời đến trụ sở mới thì các bộ, ngành này phải trả lại trụ sở cũ cho Nhà nước và có phương án sử dụng hiệu quả.

“Tôi không đồng ý với việc trụ sở mới đã được xây dựng nhưng nhiều bộ, ngành vẫn giữ lại trụ sở cũ”, vị kiến trúc sư nói và cho rằng điều này gây lãng phí tài sản công. Trăn trở của Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam là có cơ sở và đang là vấn đề cần được Quốc hội, Chính phủ và nhiều bộ, ngành tháo gỡ, giải quyết.

Theo tìm hiểu của PLVN, trụ sở mới thường được xây dựng rộng rãi hơn trụ sở cũ, trên cơ sở đã được tính toán cẩn thận trước khi xây. “Không thể có chuyện trụ sở mới không đủ diện tích; chẳng qua họ muốn giữ lại những mảnh “đất vàng” mà thôi”, đại diện Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho biết.

Theo khảo sát của PLVN, mặc dù Bộ TN&MT đã có trụ sở mới tại số 10 Tôn Thất Thuyết (Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tòa nhà khang trang 18 tầng, chi phí xây dựng nhiều trăm tỷ đồng nhưng Bộ này vẫn giữ trụ sở cũ tại số 83 đường Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình, Hà Nội). Hiện nay, trụ sở cũ với diện tích hàng chục nghìn m2 này là trụ sở của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Cục Viễn thám Quốc gia; Nhà xuất bản TN&MT  và Bản đồ Việt Nam… (những đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT).

Không nên xây chung cư ở trụ sở cũ

Ngoài việc trả lại trụ sở cũ cho Nhà nước, nhiều ý kiến còn lo ngại việc “đất vàng” tại nhiều trụ sở cũ sẽ biến thành các tòa nhà văn phòng, thương mại, chung cư. 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, Chuyên gia giao thông – đô thị Việt Nam nên có cơ chế để không biến những trụ sở cũ các bộ, ngành mới được di dời thành các cao ốc văn phòng, chung cư. “Mục đích quan trọng nhất của việc di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội thành là giảm áp lực giao thông, thuận tiện cho người dân mà nay xây chung cư, dân đến ở còn đông hơn thì không hợp lí, phá vỡ mục đích tốt đẹp của việc di dời”, ông Thủy nói.

Theo ông Thủy, việc này cần sự thống nhất cao, quyết liệt giữa các bộ, ngành liên quan và chính quyền Hà Nội. “Bến xe Lương Yên là bài học nhãn tiền. Bến xe này bị xóa sổ để thay vào đó là các tòa nhà văn phòng, chung cư. Nếu di dời trụ sở cũng như thế là không được, là có lợi ích riêng, không tốt cho quy hoạch và sự phát triển chung của đô thị Hà Nội”, ông Thủy lấy ví dụ.

Cũng theo TS Nguyễn Xuân Thủy, Nhà nước phải bỏ ra hàng chục ngàn tỷ đồng để di dời trụ sở các bộ, ngành ra khỏi nội đô thì phải mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. “Các trụ sở cũ của các bộ, ngành sau di dời cần tính toán sử dụng cho hợp lý, tránh việc xây chung cư, di dời một người đi rồi đón cả mười người về. Như thế sẽ không hiệu quả về mặt xã hội, gây bất bình dư luận”, TS Thủy nói.

Thời gian qua, nhiều diện tích “đất vàng” của Nhà nước sau khi thu hồi cũng “lọt vào tay” tư nhân để biến thành trung tâm thương mại.

“Sau khi các trụ sở bộ, ngành được di dời, những khu “đất vàng” tại trụ sở cũ cần được quản lý, đấu giá công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả”, vị chuyên gia giao thông - đô thị cho biết. 

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.