Di dời 460 học sinh người Mông ở Yên Bái do trường sạt lở

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước thềm năm học mới, 460 học sinh người Mông ở huyện Trấn Yên - Yên Bái phải chuyển chỗ học do trường bị sạt lở.

Thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến khu vực núi sau trường Tiểu học và THCS Hồng Ca 2 ở xã Hồng Ca (Trấn Yên - Yên Bái) xuất hiện các vết nứt rộng, nhiều điểm trên taluy bị đứt gãy, hở hàm ếch, một số vị trí biến dạng so với ban đầu, nước từ lòng đất phun lên tại nhiều vị trí, cây cối trên các taluy bị nghiêng, trượt, có nguy cơ sạt lở rất cao.

Điểm sạt trượt dài khoảng 200m, cao hàng trăm mét, khối lượng đất đá ước tính lên đến hàng trăm nghìn m3, khu vực nguy cơ sạt lở còn nằm giáp đường giao thông nông thôn, nơi có nhiều hộ gia đình sinh sống. Nguy cơ sạt lở cao nên không đảm bảo an toàn cho việc dạy và học của giáo viên học sinh, cũng như sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực.

Đất đá sạt trượt uy hiếp tính mạng và tài sản của trường tiểu hoạc và THCS Hồng Ca. Ảnh: CTV.

Đất đá sạt trượt uy hiếp tính mạng và tài sản của trường tiểu hoạc và THCS Hồng Ca. Ảnh: CTV.

Theo ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca, những năm qua tại vị trí trường học này đã nhiều lần sạt lở. Đặc biệt vào mùa mưa 2021, đất đá sạt trượt vùi lấp nhiều diện tích bề mặt tầng 1 của nhà trường. Mặc dù đã được gia cố taluy, khắc phục các điểm xung yếu, nhưng do địa chất yếu, nhiều mạch nước ngầm hoạt động khiến cho taluy luôn trong tình trạng có nguy cơ bị sạt lở.

Sau khi tiếp nhận kiến nghị của nhà trường, UBND xã Hồng Ca đã đề xuất lãnh đạo huyện tạm thời để các cháu đến học tạm tại điểm trường mầm non Hồng Ca, ở thôn Hồng Lâu, cách trường bị sạt lở khoảng 2km để đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian chờ bố trí xây dựng trường mới.

Đối với trường Tiểu học và THCS Hồng Ca 2, UBND tỉnh Yên Bái đã đồng ý với phương án xây dựng tại điểm khác cách xa khu vực có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên, hiện nay dự án mới được triển khai xong phần mặt bằng, dự kiến hết năm 2025 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Điểm sạt trượt xuất hiện vào mùa mưa hàng năm. Ảnh: CTV.

Điểm sạt trượt xuất hiện vào mùa mưa hàng năm. Ảnh: CTV.

Ông Lê Duy Linh, quyền hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Hồng Ca 2 cho biết, ngay sau khi ghi nhận các vị trí sạt lở mới không đảm bảo an toàn cho việc dạy và học, nhà trường đã mời các phụ huynh học sinh đến họp để thống nhất về việc di dời đến điểm trường khác học tạm trong khi chờ có trường học mới để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Dự kiến các em học sinh sẽ phải học tạm tại điểm trường mầm non trên khoảng 1 năm cho đến khi trường mới được hoàn thành. Do đó, nhà trường xây dựng chương trình học cho các em sẽ được phân làm 2 ca. Đối với các phòng học rộng sẽ phải ghép lớp để đảm bảo đủ diện tích cho việc học tập.

Trao đổi về vấn này, ông Vũ Quốc Long - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trấn Yên cho biết, trong thời gian tới đơn vị vận động hỗ trợ trường Tiểu học và THCS Hồng Ca 2 sao cho việc dạy và học được đảm bảo, đầy đủ. Ông Long mong muốn các cấp, ngành có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công trường mới để các em sớm về ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo tốt nhất.

Trường Tiểu học và THCS Hồng Ca 2 ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2009. Năm học 2024 – 2025 này, toàn trường có 460 học sinh, 100% là người dân tộc Mông, trong đó 170 học sinh khối THCS và 290 học sinh khối tiểu học.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho học sinh đạt giải Olympic và Khoa học Kỹ thuật Quốc tế năm 2023: (Ảnh: Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh).

Bắc Ninh: “Quả ngọt” từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 3: Hướng đến nền giáo dục tiên tiến, hội nhập quốc tế

(PLVN) -  Trong hành trình thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước. Với quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, Bắc Ninh đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hướng tới xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đọc thêm

Nỗ lực để tất cả học sinh đến trường vào đầu tuần tới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra nguồn nước sạch tại Trường THCS Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. (Nguồn: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc cùng Đoàn công tác Bộ GD&ĐT vừa tới thăm các thầy, cô giáo, các em học sinh Trường Mầm non Hiền Lương, Trường Tiểu học Động Lâm và Trường THCS Hiền Lương, thuộc huyện Hạ Hòa - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3 của tỉnh Phú Thọ.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.