Di cư lao động nước ngoài: Làm gì để tăng cơ hội, giảm thách thức cho phụ nữ Việt Nam?

Lao động nữ di cư cần được hỗ trợ hơn nữa từ khung pháp lý cho tới hành động cụ thể. (Ảnh minh họa: Hải Nguyễn/Báo Lao động)
Lao động nữ di cư cần được hỗ trợ hơn nữa từ khung pháp lý cho tới hành động cụ thể. (Ảnh minh họa: Hải Nguyễn/Báo Lao động)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.923 lao động, trong đó có 12.872 lao động nữ, chiếm 21%. Từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30% tổng số hợp đồng đi làm việc nước ngoài, con số này của những năm 1990 chỉ từ 10 - 15%. Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tuy chỉ chiếm khoảng 30% nhưng lại đóng góp tới 50% lượng kiều hối…

Với số lượng tăng nhanh và sự đóng góp không hề nhỏ như vậy, nhưng bên cạnh những cơ hội, phụ nữ Việt Nam di cư lao động nước ngoài phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn nam giới, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ, bảo vệ từ khung pháp lý cho tới những hành động cụ thể.

Tâm sự người trong cuộc

Hội thảo “Di cư lao động nước ngoài - Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ Việt Nam” nằm trong khuôn khổ các hoạt động của dự án “Tăng cường di cư an toàn cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, do TƯ Hội LHPN Việt Nam và cơ quan của Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) tổ chức.

Khi kể lại câu chuyện của mình tại Hội thảo, chị Lê Thị Xuyến - thành viên Nhóm di cư an toàn (thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) cho biết “Không phải ai cũng may mắn như tôi khi đi lao động ở nước ngoài”. Theo chị, tháng 4/2012 chị đi xuất khẩu lao động sang Malaysia, trước đó chồng chị đã làm việc tại công ty cơ khí sản xuất linh kiện ô tô, điều hòa tại đây. Khi sang Malaysia, chị làm cùng công ty với chồng, công việc 8 tiếng/ngày, tăng ca được trả lương thêm, nơi ở được chủ sử dụng lao động cho ở không mất tiền, lương được chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân rất đúng thời hạn và không nợ lương…

“Bản thân tôi may mắn khi làm việc trong điều kiện như vậy, nhưng tôi được biết trên thực tế cũng có một số lao động đi xuất khẩu đang phải đối mặt với các nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột và phân biệt đối xử như: nhiều chị em không gặp được chủ tốt, không được ăn uống tử tế, thức ăn thì thiếu thốn phải ăn đồ đông lạnh hàng tháng trời, hoặc có thịt, cá nhưng rau hiếm nên khi về có chị em ốm yếu, xanh xao. Nhiều chị em sang nước bạn chưa quen môi trường, phong tục tập quán nên chưa thích ứng được và bị chủ nhà bắt làm việc quá thời gian, trả lương chậm trễ. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh lao động nên bỏ trốn ra ngoài làm việc tự do, dễ dẫn đến việc bị áp đặt, đe dọa, cưỡng bức lao động, bạo lực tình dục…”, chị Xuyến cho biết.

Cũng theo chị Xuyến, ở thị trấn Lang Chánh nơi chị sinh sống, số lượng phụ nữ tham gia xuất khẩu lao động những năm gần đây ít, bình quân mỗi năm có khoảng 1 - 2 phụ nữ đi. Từ năm 2022, Hội LHPN Lang Chánh đã thành lập Nhóm di cư an toàn sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng để trang bị, định hướng cho chị em trong độ tuổi có ý định đi xuất khẩu lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để trang bị cho bản thân. “Từ thực tế trên có thể thấy nhiều chị em chưa nắm được các kỹ năng cũng như các luật trong lao động, các luật liên quan đến xuất khẩu lao động, các địa chỉ hỗ trợ người xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài…”, theo chị Xuyến.

Nhiều thách thức và rào cản

Có một thực tế là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã và đang đạt được nhiều kết quả quan trọng, lao động Việt Nam đang có mặt ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và khi trở về cũng góp phần nâng chất cho lực lượng lao động. Lượng kiều hối từ lao động theo hợp đồng mỗi năm khoảng 3 - 3,5 tỷ USD. Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu nhân lực tại các nước tiếp nhận lao động đang có xu hướng gia tăng.

Tuy nhiên, theo phân tích của bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tại Hội thảo, khi tham gia thị trường lao động nước ngoài, lao động nữ di cư phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn so với nam giới ở một số thời điểm, cụ thể như: trước khi đi lao động ở nước ngoài, lao động nữ có xu hướng ít được tiếp cận thông tin tuyển dụng, hạn chế trong việc được đào tạo an toàn, hiệu quả và di cư hợp pháp. Các nội dung đào tạo trước khi ra nước ngoài chưa thật sự nhạy cảm giới, chưa quan tâm đến các vai trò giới đặc thù của phụ nữ.

Trong quá trình lao động ở nước ngoài, kết quả một số nghiên cứu cho thấy lao động nữ có điều kiện lao động nặng nhọc, điều kiện sống khó khăn, có nguy cơ bị lạm dụng, bó+c lột lao động, thậm chí xâm hại tình dục. Trong khi đó, họ có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm hỗ trợ pháp lý; gia tăng căng thẳng, nảy sinh tâm lý cô đơn, sợ hãi.

Sau khi lao động trở về và tái hòa nhập cộng đồng, lao động nữ gặp khó khăn trong tìm kiếm cơ hội việc làm có thể phát huy được tay nghề. Tình trạng khá phổ biến là người lao động di cư ít nhiều học được kỹ năng chuyên môn trong quá trình lao động ở nước ngoài (70%) nhưng lại ít được áp dụng ở quê nhà khi trở về (3%)… Khi hồi hương, lao động nữ di cư còn có thể phải đối mặt với các rạn nứt trong hôn nhân và gia đình, thậm chí cả bạo lực gia đình.

Câu hỏi đặt ra ở đây là cần làm gì để hỗ trợ, bảo vệ lao động nữ di cư từ khung pháp lý cho tới những hành động cụ thể? Theo bà Lê Hồng Việt - Học viện Phụ nữ Việt Nam, bên cạnh khung chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương thì vấn đề truyền thông nâng cao nhận thức cho lao động nữ di cư; khâu tư vấn, giới thiệu hỗ trợ việc làm; vai trò của Hội LHPN trong hỗ trợ lao động nữ hồi hương hòa nhập xã hội rất quan trọng.

Những năm qua, theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương, Hội đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, phòng, chống di cư trái phép, ban hành hướng dẫn phổ biến thông tin về pháp luật và các chính sách thúc đẩy di cư lao động an toàn. Hội cũng xây dựng các mô hình hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, nạn nhân bị mua bán trở về và phối hợp với các cơ quan có liên quan góp ý, phản biện xã hội đối với các chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ làm việc ở nước ngoài. Cùng với đó, Hội phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai nhiều hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và mua bán người dựa vào cộng đồng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ di cư hồi hương, tăng cường nhận thức về di cư an toàn và khả năng ứng phó cho lao động nữ di cư…

Ở góc độ người đã từng tham gia xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng như đang theo sát tình hình địa phương, chị Lê Thị Xuyến nêu kiến nghị, mong muốn các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm đến công tác tập huấn, tuyên truyền pháp luật lao động, công khai rộng rãi thông tin về doanh nghiệp có giấy phép đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Chính quyền địa phương khi giới thiệu các công ty tư vấn xuất khẩu lao động cần quan tâm hơn nữa đến việc lựa chọn các công ty uy tín tư vấn cho người lao động bảo đảm chế độ chính sách. Các công ty tuyển dụng cần cung cấp nhiều hơn nữa các kiến thức, kỹ năng cho người lao động để tham gia lao động tại các nước phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc cũng như phong tục tập quán, nền văn hóa của họ để thuận lợi trong công việc và giao tiếp…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) - Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Chuyện về khẩu súng kíp được gìn giữ qua ba thế hệ

Ông Hoàng Mạnh Quân và cán bộ, nhân viên Bảo tàng Lực lượng vũ trang Việt Bắc Quân khu 1 trong buổi hiến tặng hiện vật.
(PLVN) - Trong nhiều năm, Đại tá Hoàng Mạnh Quân - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên luôn giữ gìn cẩn thận khẩu súng kíp được gia đình truyền qua nhiều thế hệ. Đây là kỷ vật quý giá, từng giúp ông và cha của Đại tá Quân lập thành tích khi tham gia phong trào cách mạng trước và sau Cách mạng Tháng Tám.

'Đánh thắng lần này, anh về cưới em'

Hình cưới của ông Hoàng Đan và bà An Vinh. (Ảnh: Gia đình cung cấp)
(PLVN) - Đó là câu chuyện tình đẹp, lãng mạn đi qua ba cuộc chiến tranh vệ quốc. 43 năm đi giữa hòn tên, mũi đạn, vị tướng ấy luôn có niềm tin mãnh liệt sẽ “sống sót trở về với em”… Và ông đã trở về, sau cả cuộc đời binh nghiệp như một điều kỳ diệu, như cổ tích tình yêu…

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho sinh viên tại Cần Thơ

Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho sinh viên tại Cần Thơ
(PLVN) - Ngày 3/5, Ban An toàn giao thông TP Cần Thơ (Ban ATGT TP Cần Thơ) phối hợp với trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về ATGT, lái xe an toàn và kỹ năng sơ cấp cứu. Hoạt động nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sinh viên, cũng như thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, ATGT trên địa bàn TP.

Tiền Giang tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các đội thi tham gia Hội thi ATVSLĐ - PCCN lần thứ 24. Ảnh: Thiện Lê
(PLVN) - Từ ngày 2/5 – 3/5, UBND Tiền Giang phối hợp Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Tiền Giang tổ chức Lễ Phát động Tháng công nhân - Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Khai mạc Hội thi an toàn, vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ (PCCN) lần thứ 24.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

An Giang: Sôi nổi Hội thi “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy”

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, Trưởng Ban tổ chức Hội thi phát biểu tại Hội thi.
(PLVN) - Ngày 3/5/2024, UBND huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” năm 2024. Hội thi thu hút gần 200 thành viên đến từ 18 Tổ liên gia an toàn PCCC, thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.

Cà Mau: Tôm thẻ chết sớm nghi mắc bệnh mờ đục trên ấu trùng

Cà Mau: Tôm thẻ chết sớm nghi mắc bệnh mờ đục trên ấu trùng
(PLVN) - Ông Châu Công Bằng - Phó Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau vừa cho biết, qua rà soát các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh, cơ quan chức năng nghi ngờ tôm chết do mắc bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD).