ĐHQGHN và Viettel hợp tác trong lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ

ĐHQGHN và Viettel hợp tác trong lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ
(PLO) - Chiều ngày 18/12/2017,  Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ, (School of Aerospace Engineering), viết tắt là SAE - đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trực thuộc Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) - ĐHQGHN đồng thời là đơn vị phối thuộc của Tập đoàn Viettel.

Theo Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn, việc ĐHQGHN hợp tác với Viettel là hướng đi mới, xuất phát từ nhu cầu và trách nhiệm phát triển của hai bên đối với đất nước. ĐHQGHN cần tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để gắn nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu của mình với thực tiễn; nhận các đặt hàng nghiên cứu và cả sự hỗ trợ của doanh nghiệp. 

Ngược lại, với mục tiêu phát triển thành một tập đoàn công nghệ, Viettel hợp tác với ĐHQGHN để đào tạo các chuyên gia trình độ cao theo yêu cầu phát triển của mình và phối hợp nghiên cứu phát triển các công nghệ nền quan trọng. 

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại buổi lễ: “Chỉ có khoảng 20 người được tuyển dụng và đào tạo mỗi năm. Chúng tôi cũng không có bất kỳ một cam kết nào về những ưu đãi mà các bạn sẽ nhận được. Cái chúng tôi có thể cam kết là số lượng những thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt ngay từ khi bước chân vào đây. Chúng tôi cũng không cam kết tiếp nhận các bạn về Viettel tham gia hành trình này. Bởi bất kỳ ai vượt qua 4 năm học tập căng thẳng, hoàn thành những dự án mà chưa một người Việt Nam nào làm được, với ý chí và tinh thần của những chiến binh thì Viettel sẽ phải bằng mọi cách mời các bạn về đội ngũ của mình.”

Cùng với việc thành lập Viện, ĐHQGHN đã phê duyệt chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ. Đây là chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn mực của các trường đại học hàng đầu thế giới, chú trọng đào tạo các kỹ năng cơ bản và công nghệ nền tảng của công nghiệp 4.0. Các giảng viên của Trường ĐH Công nghệ cùng với chuyên gia khoa học trong và ngoài nước (trong đó có các chuyên gia của Tập đoàn Viettel) sẽ phối hợp giảng dạy chương trình này.

Các nội dung thí nghiệm, thực hành sẽ được thực hiện tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu về hàng không vũ trụ của ĐHQGHN, Tập đoàn Viettel và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. 

Sau 4,5 năm học, sinh viên sẽ nhận bằng Kỹ sư Công nghệ Hàng không Vũ trụ và có cơ hội được làm việc, tham gia các dự án về Hàng không Vũ trụ tại Tập đoàn Viettel, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và các đơn vị khác.

Việc tuyển sinh khóa đầu tiên sẽ bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2017-2018. Đối tượng là sinh viên năm thứ nhất của Trường ĐHCN thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, viễn thông và nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử và Cơ kỹ thuật, có đam mê lĩnh vực hàng không vũ trụ và chấp nhận thách thức. 

Thông tin tuyển sinh chi tiết xem tại địa chỉ: http://uet.vnu.edu.vn/category/tuyen-sinh/. 

Từ năm học 2018-2019, chương trình sẽ tuyển sinh theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

TP HCM: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Tòa án Nhân dân Quận 7 ký kết hợp tác đào tạo

Hoạt động ký kết hợp tác đào tạo giữa 2 đơn vị. ( Ảnh: Thiện Nhân)
(PLVN) - Chiều ngày 17/1, tại TP HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Tòa án Nhân dân (TAND) Quận 7 và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp lý, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên ngành Luật tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.