ĐH 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc: Những bức chân dung

Thứ tự các thành viên Ban thường vụ thể hiện qua đội hình khi tiến ra lễ đài
Thứ tự các thành viên Ban thường vụ thể hiện qua đội hình khi tiến ra lễ đài
(PLO) -Theo kết quả bầu cử tại Hội nghị Trung ương lần thứ Nhất được công bố hôm 25/10, có tới 15 trong số 25 thành viên Bộ Chính trị là người lần đầu tiên được bầu vào cơ quan đầy quyền lực này; 5 trong số 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị là người mới (Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính) với những thay đổi đầy bất ngờ…   
 

Ngày 24/10, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc sau một tuần họp, với những kết quả đáng chú ý như: đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc trong thời đại mới” vào Điều lệ sửa đổi, bên cạnh “Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Quan niệm khoa học về phát triển và Ba đại diện”; đề ra mục tiêu, định hướng, phương châm… nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại vào giữa thế kỷ 21.

Bên cạnh những nội dung đạt được qua đại hội; điều khiến dư luận quốc tế quan tâm hàng đầu là những sự thay đổi về nhân sự trong đại hội, nhất là trong bối cảnh công cuộc “đả Hổ” diễn ra quyết liệt đến tận trước ngày khai mạc với việc khai trừ đảng, cách chức và bắt giam ông Tôn Chính Tài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh - người từng được coi là ứng cử viên cho Thế hệ lãnh đạo thứ 6 lên nắm quyền lãnh đạo tại Đại hội 20 năm 2020, vốn dự kiến sẽ vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 19 –  chỉ 20 ngày trước khi đại hội khai mạc.

Theo kết quả bầu cử tại Hội nghị Trung ương lần thứ Nhất được công bố hôm 25/10, có tới 15 trong số 25 thành viên Bộ Chính trị là người lần đầu tiên được bầu vào cơ quan đầy quyền lực này; 5 trong số 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị là người mới (Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính) với những thay đổi đầy bất ngờ…   

Thứ tự thể hiện chức vụ, quyền hạn

Dư luận đặc biệt quan tâm đến sự sắp xếp thứ tự của các thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị. Trước và trong đại hội, các nhà phân tích, bình luận trong, ngoài nước đều đã dự đoán khá chính xác về số lượng cũng như tên tuổi các thành viên Ban thường vụ. Tuy nhiên, người ta vẫn rất hồi hộp chờ đến 11h45’ trưa 25/10 – thời điểm được thông báo Ban thường vụ Bộ Chính trị khóa 19 sẽ ra mắt giới báo chí trong, ngoài nước.

Sở dĩ có điều này bởi sự sắp xếp thứ tự trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn được coi là sự phản ánh trọng điểm phân chia quyền lực. Tổng Bí thư luôn là người số 1, nhưng thứ tự phía sau sẽ là căn cứ để phân công chức quyền cho các thành viên. 

Tại Đại hội 18, ông Lý Khắc Cường đứng thứ 2 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị được giao giữ chức Thủ tướng; nhưng suốt thời kỳ trước đó từ Đại hội 15 tới Đại hội 17, vị trí thứ 2 luôn là Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội); từ Đại hội 18, Thủ tướng đã được đưa lên thành vị trí thứ 2, Đại hội 19 lần này vẫn tiếp tục truyền thống đó. Vị trí của các ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là không còn bàn cãi.

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 ra mắt các phóng viên báo chí trong, ngoài nước
Ban Thường  vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 ra mắt các phóng viên báo chí trong, ngoài nước

Vấn đề là thứ tự của các thành viên xếp phía sau hai ông. Căn cứ thứ bậc được công bố trưa 25/10 thì chức vụ của 5 ông còn lại sẽ như sau: ông Lật Chiến Thư là Chủ tịch Quốc hội kiêm việc quản lý công tác Hongkong, Ma Cao; Uông Dương là Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân toàn quốc (Chính Hiệp); Vương Hộ Ninh là thường trực Ban Bí thư; Triệu Lạc Tế là Bí thư UBKTKLTW; ông Hàn Chính sẽ là Phó Thủ tướng thường trực.

Một điều đáng chú ý khác là, Ban thường vụ Bộ Chính trị khóa này có tuổi bình quân trẻ hơn hẳn khóa trước. Theo tập quán “8 về, 7 ở lại” quy định cho tuổi về hưu thì trong số 7 Ủy viên thường vụ khóa này có 4 người vẫn có thể ở lại Ban thường vụ khóa 20 tới đây. Người trẻ nhất là ông Triệu Lạc Tế, 60 tuổi; tiếp đó là Vương Hộ Ninh, Uông Dương và Lý Khắc Cường, đều 62 tuổi, 5 năm sau vẫn chưa đến tuổi 68 phải nghỉ hưu, có thể liên nhiệm; 3 ông Hàn Chính 63 tuổi, Tập Cận Bình 64 và Lật Chiến Thư 67 tuổi, đến Đại hội 20 đều đã đến hoặc quá 68 tuổi, theo tập quán đều sẽ không thể ở lại Ban thường vụ.

Dưới đây là những nét đáng chú ý trong tiểu sử của các thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị - những người được Nhân dân Nhật báo gọi là “Đội hình trong mơ dẫn dắt nhân dân đi tới thời đại mới thực hiện giấc mộng Trung Quốc phục hưng dân tộc”.

Lý Khắc Cường – kiến trúc sư của kinh tế Trung Quốc

Ông Lý Khắc Cường sinh ngày 1/7/1955, quê tỉnh An Huy. Ông hiện là Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật đứng thứ 2 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông vào Đảng năm 1976, từng giữ các chức Bí thư Trung ương Đoàn; Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên; Bí thư, Tỉnh trưởng Hà Nam; Bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh. Ông được bầu vào Ủy ban Trung ương từ Đại hội 15 (1997), là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị các khóa 17, 18, 19; giữ chức Phó Thủ tướng từ 2008-2013 và Thủ tướng từ 2013. Ông có bằng Tiến sĩ kinh tế Đại học Bắc Kinh.

Trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, ông Lý Khắc Cường đã trải qua không ít sóng gió, kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn mới không còn tăng trưởng mạnh với tốc độ cao như trước nhưng vẫn giữ được tốc độ khá chứ không tụt dốc như phương Tây dự đoán; đồng thời giành được thành tựu đáng nể trong xuất khẩu đường sắt trên cao ra nước ngoài và chỉnh đốn thị trường tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán.

Nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh trong nước Trung Quốc xuất hiện nhiều vấn đề như môi trường bị phá hoại, tài nguyên kiệt quệ, kết cấu ngành nghề bất hợp lý, bong bóng trong thị trường nhà đất, thị trường tài chính tiền tệ liên tiếp xảy ra vấn đề…khiến ông Lý Khắc Cường phải đương đầu. Ông đã dùng phương thức điều chỉnh, khống chế vĩ mô để giữ cho kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, được quốc tế đánh giá cao.

Ông Lý Khắc Cường
Ông Lý Khắc Cường

Đặc biệt, ông đã ra sức xúc tiến “ngoại giao  đường sắt trên cao”, sử dụng ưu thế giá rẻ, đảm bảo chất lượng ký được 18 hợp đồng hạng mục xây dựng đường sắt trên cao trị giá hơn 140 tỷ USD với các nước Nga, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ…đồng thời đưa các công ty Trung Quốc “đi ra ngoài biên giới” phát huy tác dụng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược “mộ vành đai một con đường”.

Ông Lý Khắc Cường còn ra sức thúc đẩy cải cách hành chính theo hướng “giản chính phóng quyền”; yêu cầu các cơ cấu hánh chính “thay cồng kềnh bằng tinh giản” trọng điểm là các trình tự cũ bất hợp lý, kém hiệu quả. Mới đây ông đã ký lệnh nhấn mạnh thúc đẩy kết hợp “giản chính” với “phóng quyền” (giao quyền cho dưới) và “phóng quản” (nới lỏng quản lý), ưu tiên phục vụ cải cách, kích thích sức sáng tạo của xã hội và thị trường…

Vợ ông, bà Trình Hồng là một Giáo sư ở Đại học Kinh tế thương mại Thủ đô. Hai ông bà có một cô con gái duy nhất, sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh hiện đang du học tại trường Đại học Havard danh tiếng.(Còn tiếp) 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.