Dendrochronology không chỉ nghiên cứu về lịch sử của khí hậu và cuộc sống của muôn loài thực vật. Nó còn có ý nghĩa cơ bản trong việc định tuổi các giá trị khảo cổ, cũng như các đồ vật khác có xuất xứ từ thế giới thực vật trong quá khứ. Thậm chí, nó có thể nói trước với chúng ta những gì sẽ xảy ra trong tương lai: ví như số phận của các cánh rừng bị các trận mưa axít sẽ ra sao?
Người nữ trợ lý lôi từ trong bọc nilon ra một vật sẫm tối. "Chúng được bảo quản trong túi plastic chuyên dụng cách nhiệt nhằm giữ độ ẩm", cô giải thích. Một vật bằng gỗ. "Đây là mẩu gỗ có cách đây cả 4 nghìn năm", cô còn cho biết. "Chúng tôi căn cứ theo các khoanh vòng thớ của thân gỗ. Đếm thớ gỗ là một bộ môn khoa học mới, được đặt tên là Dendrochronology theo tiếng Hy Lạp cổ: dendro - gỗ và chronos - thời gian".
"Dendrochronology không chỉ nghiên cứu về lịch sử của khí hậu và cuộc sống của muôn loài thực vật" - Tiến sĩ Leone Fazani, một trong những nhà bác học hàng đầu trong bộ môn khoa học mới mẻ này cho biết - "Nó còn có ý nghĩa cơ bản trong việc định tuổi các giá trị khảo cổ, cũng như các đồ vật khác có xuất xứ từ thế giới thực vật trong quá khứ. Thậm chí, nó có thể nói trước với chúng ta những gì sẽ xảy ra trong tương lai: ví như số phận của các cánh rừng bị các trận mưa axít sẽ ra sao?... Ở Italia công việc này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học đầu ngành trực thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Verona - nơi đặt trụ sở của Viện Dendrochronology Quốc gia".
Cây cối trong khi vừa phát triển chiều cao, đồng thời cũng phát triển bề dày của thân cành. Sự phát triển này nới rộng khoảng giữa lớp thân cũ và vỏ. Mặt khác, cây cối phát triển không đều quanh năm: vào mùa xuân và mùa hè chúng thường phát triển nhanh hơn; còn vào mùa thu và mùa đông chúng phát triển rất ít hoặc hầu như không phát triển. Chính do điều này, căn cứ trên sự phát triển của một loài cây ta có thể nhận thấy được trong những năm lạnh giá, độ dày của vòng thớ nhỏ sít hơn và ngược lại.
Cũng bằng cách đó, thực vật kể cho chúng ta về "gia phả" của mình tính từ lúc mới nảy mầm cho đến khi bị đốn hạ và rồi trở thành đồ gỗ thông dụng. Đương nhiên, cách đếm - tính các thớ khoanh vòng cây lại không phải là một điều dễ dàng, luôn đòi hỏi thứ công việc nhẫn nại với kính hiển vi và trên hết là tầm tri thức uyên bác về thế giới thực vật, bởi mỗi loài cây khác nhau lại có một đặc thù không hẳn như nhau. Loài cây lá nhọn như bách, thông, tùng... dễ "đếm" hơn là các loài họ dương...
Với bộ nhớ điện tử không cho phép nhầm lẫn, đã góp phần đắc lực giúp các nhà khoa học đếm thớ và tính tuổi của cây. Cuối cùng, họ nhận được kết quả: vòng dendrochronology, hay là biểu đồ về độ tuổi của loại cây được nghiên cứu. Vòng dendrochronology ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc chính vào tuổi thực vật: từ 200-300 năm của loài thông, trên dưới 1.000 năm của giống sồi... Ở Mỹ có loài Sequoia và một vài loại thông cổ thụ có độ tuổi tới... 9 nghìn năm!
Trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại New York (Mỹ) có trưng bày những khoanh thân thuộc một loài cây lưu niên, trên các vòng thớ thể hiện các giai đoạn khác nhau mà cây này từng là nhân chứng như sự khám phá ra châu Mỹ, hay cuộc nội chiến Bắc - Nam trong lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ v.v...
"Khi chúng tôi có trong tay một mẫu thân cây, mà chưa rõ tuổi thọ của nó - Giáo sư, Tiến sĩ Alexandra Aspes, Giám đốc Viện Dendrochronology nói - Chúng tôi có thể áp dụng phương pháp so sánh: đặt nó lên một vòng dendrochronolgogy chuẩn mực cho loài cây đó và sẽ được kết quả chính xác. Cũng bởi vậy mà chiếc ngai gỗ của Thánh Peter - theo những tín đồ ngây thơ: đã có từ thế kỷ I trước Công nguyên (TCN), thực ra là mới có từ thế kỷ IX sau Công nguyên - theo phương pháp dendrochronology, khi Karl mang tới La Mã tặng cho Giáo hoàng Ioan VIII; hoặc theo một vài đoạn thân sồi, giải thích rõ - cũng qua phương pháp dendrochronology, rằng tòa Đại chủng viện danh tiếng ở Montalchino được xây vào năm 1050, chứ không phải trước đó nhiều thế kỷ như người ta vẫn tưởng".
Cây cối trong khi vừa phát triển chiều cao, đồng thời cũng phát triển bề dày của thân cành. Sự phát triển này nới rộng khoảng giữa lớp thân cũ và vỏ. Mặt khác, cây cối phát triển không đều quanh năm: vào mùa xuân và mùa hè chúng thường phát triển nhanh hơn; còn vào mùa thu và mùa đông chúng phát triển rất ít hoặc hầu như không phát triển. Chính do điều này, căn cứ trên sự phát triển của một loài cây ta có thể nhận thấy được trong những năm lạnh giá, độ dày của vòng thớ nhỏ sít hơn và ngược lại.
Cũng bằng cách đó, thực vật kể cho chúng ta về "gia phả" của mình tính từ lúc mới nảy mầm cho đến khi bị đốn hạ và rồi trở thành đồ gỗ thông dụng. Đương nhiên, cách đếm - tính các thớ khoanh vòng cây lại không phải là một điều dễ dàng, luôn đòi hỏi thứ công việc nhẫn nại với kính hiển vi và trên hết là tầm tri thức uyên bác về thế giới thực vật, bởi mỗi loài cây khác nhau lại có một đặc thù không hẳn như nhau. Loài cây lá nhọn như bách, thông, tùng... dễ "đếm" hơn là các loài họ dương...
Với bộ nhớ điện tử không cho phép nhầm lẫn, đã góp phần đắc lực giúp các nhà khoa học đếm thớ và tính tuổi của cây. Cuối cùng, họ nhận được kết quả: vòng dendrochronology, hay là biểu đồ về độ tuổi của loại cây được nghiên cứu. Vòng dendrochronology ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc chính vào tuổi thực vật: từ 200-300 năm của loài thông, trên dưới 1.000 năm của giống sồi... Ở Mỹ có loài Sequoia và một vài loại thông cổ thụ có độ tuổi tới... 9 nghìn năm!
Trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại New York (Mỹ) có trưng bày những khoanh thân thuộc một loài cây lưu niên, trên các vòng thớ thể hiện các giai đoạn khác nhau mà cây này từng là nhân chứng như sự khám phá ra châu Mỹ, hay cuộc nội chiến Bắc - Nam trong lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ v.v...
"Khi chúng tôi có trong tay một mẫu thân cây, mà chưa rõ tuổi thọ của nó - Giáo sư, Tiến sĩ Alexandra Aspes, Giám đốc Viện Dendrochronology nói - Chúng tôi có thể áp dụng phương pháp so sánh: đặt nó lên một vòng dendrochronolgogy chuẩn mực cho loài cây đó và sẽ được kết quả chính xác. Cũng bởi vậy mà chiếc ngai gỗ của Thánh Peter - theo những tín đồ ngây thơ: đã có từ thế kỷ I trước Công nguyên (TCN), thực ra là mới có từ thế kỷ IX sau Công nguyên - theo phương pháp dendrochronology, khi Karl mang tới La Mã tặng cho Giáo hoàng Ioan VIII; hoặc theo một vài đoạn thân sồi, giải thích rõ - cũng qua phương pháp dendrochronology, rằng tòa Đại chủng viện danh tiếng ở Montalchino được xây vào năm 1050, chứ không phải trước đó nhiều thế kỷ như người ta vẫn tưởng".
Việc nghiên cứu thớ cây đã được các nhà khoa học tiền bối lưu tâm, như nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Andriw E.Delgas khi nghiên cứu ảnh hưởng của mặt trời lên cây cối, ông đã đạt được mối liên hệ giữa vòng thớ tiêu biểu của các loài cây cổ thụ đương đại, qua các thớ gỗ tìm được trong các cuộc khai quật khảo cổ học. Cũng bằng cách này - có thể làm thành "thước chuẩn": chỉ cần đếm ngược lại số vòng thớ, là ta nắm được xuất xứ độ tuổi của món đồ gỗ ta đang có. Công sức lao động của các nhà dendrochronology học đã giúp ích rất nhiều trong việc xác định khảo cổ tại Trung Âu - tới tận 4.000 năm TCN, đôi khi đến cả 8.000 năm TCN như ở một vài vùng ven bờ Địa Trung Hải nữa.
Còn với hiện tại thì sao? "Hiện giờ chúng tôi dự định chuyên tâm tới cái chết của những loài cây do bị các trận mưa axit đổ xuống - Tiến sĩ Roberto Fazani, Phó giám đốc phụ trách thực nghiệm của Viện Dendrochronology Quốc gia cho biết: Chúng tôi muốn làm rõ nhiều nguyên nhân cụ thể mà tới giờ khoa học vẫn chưa rõ. Theo các số liệu mới nhất, thì các trận mưa axit chỉ là nguyên nhân khiến cây cối trụi lá. Còn sự hủy diệt chúng, lại bởi các lý do khác như bị ô nhiễm khí nitrat, lượng khí ozone quá lớn, hoặc ngay cả do sự thay đổi điện từ trường trên mặt đất và cả dưới các lớp thổ nhưỡng nữa...".
Giới khoa học trên thế giới cho rằng, nền văn minh chúng ta đang đứng trước một vấn đề hóc búa - một hiện tượng phức tạp, dạng "stress của thực vật". Do nhiều nguyên nhân khác nhau, stress đã làm giảm sức đề kháng của cây cối đối với các tác động từ bên ngoài, làm ảnh hưởng tới chúng.
Còn với hiện tại thì sao? "Hiện giờ chúng tôi dự định chuyên tâm tới cái chết của những loài cây do bị các trận mưa axit đổ xuống - Tiến sĩ Roberto Fazani, Phó giám đốc phụ trách thực nghiệm của Viện Dendrochronology Quốc gia cho biết: Chúng tôi muốn làm rõ nhiều nguyên nhân cụ thể mà tới giờ khoa học vẫn chưa rõ. Theo các số liệu mới nhất, thì các trận mưa axit chỉ là nguyên nhân khiến cây cối trụi lá. Còn sự hủy diệt chúng, lại bởi các lý do khác như bị ô nhiễm khí nitrat, lượng khí ozone quá lớn, hoặc ngay cả do sự thay đổi điện từ trường trên mặt đất và cả dưới các lớp thổ nhưỡng nữa...".
Giới khoa học trên thế giới cho rằng, nền văn minh chúng ta đang đứng trước một vấn đề hóc búa - một hiện tượng phức tạp, dạng "stress của thực vật". Do nhiều nguyên nhân khác nhau, stress đã làm giảm sức đề kháng của cây cối đối với các tác động từ bên ngoài, làm ảnh hưởng tới chúng.
Theo CAND