Đến viện khám bất ngờ phát hiện mình nhiễm COVID-19

Nhiều người có triệu chứng nhiễm COVID-19 khi đến viện khám mới phát hiện mình dương tính với SARS-CoV-2.
Nhiều người có triệu chứng nhiễm COVID-19 khi đến viện khám mới phát hiện mình dương tính với SARS-CoV-2.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những ngày gần đây, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân có triệu chứng nhiễm COVID-19 vào viện khám và phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

Bất ngờ phát hiện mình nhiễm COVID-19

Cụ ông 74 tuổi trú tại phố Lê Thanh Nghị, Hà Nội khi đến bệnh viện Thanh Nhàn khám định kỳ để lấy thuốc điều trị bệnh nền thì vô tình có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.

Cụ ông chia sẻ: “Tôi chỉ ở nhà thôi, nhưng mấy ngày nay tôi thấy đau họng và thỉnh thoảng ho. Hôm nay tôi đến viện khám định kỳ để lấy thuốc điều trị bệnh nền, khi vào bệnh viện tôi khai báo y tế mình có biểu hiện đau họng và thỉnh thoảng ho nên được các bác sĩ hướng dẫn lấy mẫu làm test nhanh. Kết quả test nhanh của tôi dương tính với SARS-CoV-2”.

Đây chỉ là một trong những trường hợp những người có triệu chứng mắc COVID-19 tự đến bệnh viện khám và phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

Mỗi ngày bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng trên 20 bệnh nhân đã tự làm test nhanh, dương tính với COVID-19.

Mỗi ngày bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng trên 20 bệnh nhân đã tự làm test nhanh, dương tính với COVID-19.

Theo BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khá phức tạp ở các tỉnh, thành trong đó có Thủ đô Hà Nội. Một số người dân đã mua bộ kit test nhanh, tự thực hiện test tại nhà và có kết quả dương tính. Tuy nhiên, họ không thông báo với chính quyền địa phương cũng như các trung tâm y tế mà bệnh nhân đã thẳng đến bệnh viện Thanh Nhàn.

“Những trường hợp như thế rất là nguy hiểm. Đặc biệt là khi bệnh nhân tự di chuyển trong quãng thời gian rất dài, khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Thứ hai là gây ra tình trạng quá tải cho bệnh viện. Bởi vì, khu vực khám sàng lọc của bệnh viện là có sự phân luồng. Tuy nhiên thì với mức độ ồ ạt của bệnh nhân đến thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân luồng cũng như thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm PCR cho bệnh nhân”, bác sĩ Hường chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Hường, số lượng F0 tự đến viện có những ngày lên đến 20 người. 90% số bệnh nhân test nhanh dương tính có kết quả khẳng định nhiễm COVID-19 khi làm xét nghiệm PCR.

Việc người dân có kết quả test nhanh tại nhà tự vào bệnh viện để điều trị sẽ là gánh nặng cho ngành y tế. Bởi theo quy định của UBND Hà Nội và Sở Y tế, bệnh viện này được giao 300 giường, trong đó 50 giường phân tầng 2 và 250 giường là tầng 3.

Khi bệnh nhân tự test nhanh dương tính đến sẽ khiến số giường ở tầng 2 tăng và làm mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân tầng 3.

Những bệnh nhân thể nhẹ có thể điều trị tại nhà

Có những ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng trên 20 bệnh nhân đã tự làm test nhanh, dương tính với COVID-19. Họ biết thông tin bệnh viện Thanh Nhàn có tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân F0 tự đến điều trị. Do vậy, họ tự đến phòng khám của bệnh viện, buộc bệnh viện phải tiếp nhận và làm xét nghiệm PCR. Do đó bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải, bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu để có kết quả xét nghiệm, số người đông cùng với không gian bệnh viện hạn chế nên có thể gây ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly của bệnh viện.

Bác sĩ Hường cho rằng, việc người dân đến thẳng bệnh viện đó là vấn đề tâm lý bình thường. Khi có kết quả test nhanh, họ hoang mang, lo lắng và muốn đến ngay cơ sở điều trị để an tâm. Tuy nhiên, bệnh nhân ở tầng 1 có thể được điều trị tại nhà nên theo quy định của TP cũng như Sở Y tế để tránh quá tải cho bệnh viện tuyến trên.

Các y bác sĩ cũng có kiến nghị với Sở Y tế Hà Nội về việc đào tạo cán bộ ở cấp huyện, các trung tâm y tế phường, quận. Trước hết, các nhân viên y tế tại phường, quận phải biết phân tầng F0, giám sát người bệnh khi có kết quả test nhanh dương tính.

BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn.

BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn.

“Bệnh viện mong muốn Sở Y tế sẽ có việc đào tạo đối với các cán bộ y tế huyện, các trung tâm y tế phường phải biết phân tầng và giám sát với những trường hợp test nhanh dương tính. Những cán bộ ở trung tâm y tế xã, phường cũng cần hướng dẫn cho các trường hợp test dương tính thực hiện đúng quy trình và tin tưởng tuyệt đối vào lực lượng y tế. Các quận, huyện cũng cần tập huấn cho các nhân viên y tế của mình có đủ kiến thức chuyên môn ứng phó với diễn biến phức tạp của bệnh dịch và để cho người dân tin tưởng hơn vào tuyến y tế cơ sở. Khi người dân mắc bệnh thì sẽ tin tưởng và đi từ cấp dưới đi lên. Có được sự tin tưởng ấy, người dân sẽ yên tâm ở nhà để theo dõi, điều trị, tránh việc người dân trực tiếp là cứ đi lên tuyến trên một cách không kiểm soát, gây khó khăn cho việc phân luồng ở tuyến trên”, BS Hường nói.

Khi có kết quả test nhanh, việc đầu tiên người dân cần làm là bình tĩnh. Sau đó, kết nối chặt chẽ với cán bộ y tế tại phường vì cán bộ y tế cơ sở được tập huấn kỹ phải theo dõi gì, khi nào bệnh nhân chuyển nặng phải báo cáo ngay để được hỗ trợ.

“Đối với người dân, khi phát hiện dương tính cũng cần lắng nghe cơ thể, làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế như đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo SPO2. Nếu có các dấu hiệu chuyển nặng phải báo ngay trung tâm y tế”, bác sĩ Hường khuyến cáo.

Bệnh viện Thanh Nhàn đang tiếp nhận thường xuyên là trên 100 bệnh nhân, thời điểm này bệnh viện đang điều trị 120 bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân trở nặng là khoảng 20 đến 30 bệnh nhân, cá biệt có khi lên khoảng gần 40 bệnh nhân. Đây là các bệnh nhân tầng ba, tầng ba là các bệnh nhân phải thở oxy cho đến bệnh nhân phải can thiệp bằng máy thở.

Tuy nhiên, theo thống kê những bệnh nhân trở nặng là những bệnh nhân chưa tiêm vaccine hoặc là tiêm vaccine chưa đủ liều và hoặc là đã tiêm 2 mũi vaccine nhưng thời gian chưa đủ để sinh ra kháng thể.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.