Đền Quan Thánh và những điều ít người biết

Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ trong đền Quan Thánh.
Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ trong đền Quan Thánh.
(PLO) - Đền Trấn Vũ được Vua Lý Thái Tổ cho xây dựng ở phía Bắc tòa thành Thăng Long để trấn tà khí từ phương Bắc tràn xuống. Theo tư liệu cũ, ngôi đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, người đã có công rất lớn với nước Việt và có nhiều linh thiêng trong việc cầu tự và cầu mưa đối với các đời Vua sau này. 

Huyền Thiên Trấn Vũ trong sử sách Trung Hoa
Theo nhiều sử sách chép lại thì Thánh Trấn Vũ thờ ở đây là hình ảnh hỗn hợp, vừa mang dấu ấn nhân vật thần thoại Trung Hoa lại vừa là một vị thần của truyền thuyết Việt Nam. Theo thần thoại Trung Hoa, Huyền Thiên Trấn Vũ được Ngọc Hoàng cho coi giữ phương Bắc, có bộ hạ là rắn và rùa. Thần này có tài trị loài hồ tinh quấy nhiễu dân lành. 
Sách Nguyên thủy Thiên Tôn thuyết Bắc phương Chân Vũ diệu kinh kể, Chân Vũ Thần Quân (tức Huyền Vũ) vốn là thái tử nước Tịnh Lạc, giỏi giang mà dũng mãnh, nguyện tận diệt yêu ma trong thiên hạ, không nắm ngôi vua. Sau được tiên truyền cho phép màu vô cực, vào núi Thái Hòa để tu đến công thành đức mãn, được Ngọc Hoàng phong cho trấn giữ phương Bắc. Đời Tống Chân Tông, ông vua này xuống chiếu phong là Chân Vũ Linh Ứng Chân Quân. Năm Đại Đức thứ 7 (năm 1303) nhà Nguyên, được gia phong là Nguyên Thánh Nhân Uy Huyền Thiên Thượng Đế, trở thành vị thần tối cao của phương Bắc. 
Đến đầu đời Minh, Kiến Văn Đế bị chú là Yên vương Chu Đệ cướp ngôi. Tương truyền, Đế nhiều lần được Chân Vũ hiện về giúp đỡ nên sau khi xưng đế, Chu Đệ đã đặc cách gia phong Chân Vũ là Bắc Cực Trấn Thiên Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế. Nhờ bậc đế vương khởi xướng nên việc tôn thờ Chân Vũ đạt đến mức cực thịnh vào đời Minh. Đền thờ Chân Vũ được xây dựng từ trong triều đình cho đến ngoài dân chúng.
Truyền thuyết cũng cho rằng, Trấn Vũ là hóa thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn linh khí của Ngọc Hoàng. Trong đạo kinh chép Trấn Vũ Đại Đế để tóc dài, mặc áo đen, áo được dát vàng, lưng đeo đai ngọc, chân đạp trên rùa và rắn, trên đỉnh có vầng hào quang, tướng mạo uy mãnh.
Nhận sắc lệnh của Nguyên Thủy Thiên Tôn, Trấn Vũ Đại Đế thống lĩnh các thần hạ phàm trừ yêu diệt quỷ, tế thế hộ nhân, có quyền lực xem xét hạ giới. Hạ tướng là thần rắn và thần rùa vốn là hai quỷ (Thủy quỷ và Hỏa quỷ) được Trấn Vũ thu phục mà biến thành. Ngoài ra còn có 36 thiên tướng, 500 linh quan, kim đồng, ngọc nữ thị vệ, dân gian thường gọi là Chu Công và Đào Hoa Nữ. Chu Công giỏi xem bốc quái (dự đoán theo Bát Quái). Đào Hoa Nữ giỏi việc giải quẻ. Dân gian gọi Chu Công là tổ sư của thuật toán mệnh, Đào Hoa nương nương là tổ sư của pháp thuật trú thắng, nên nơi nào có đền miếu hoặc hình tượng của Trấn Vũ Đại Đế, khu đó tránh được tai ương và long mạch hưng thịnh, tà khí không thể đến gần.
Quan Trấn Vũ của người Việt
Theo nhiều sử sách để lại, Trấn Vũ là tên gọi tại Việt Nam của thần Chân Vũ, người Việt còn gọi là Trấn Võ, là một trong những vị thần được thờ phụng phổ biến tại Trung Quốc và các nước Á Đông. Vị thần này tượng trưng cho sao Bắc cực, và là một vị thần lớn của đạo Giáo thống trị phương Bắc, kiêm quản lý các loài thủy tộc nên cũng được coi là thủy thần hay hải thần. Theo hầu Chân Vũ là hai tướng Quy, Xà (tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh) và Ngũ long thần tướng. 
Theo tài liệu của Ban Quản lý đền Quán Thánh, tương truyền Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thiên thần trấn cửa Bắc môn thiên phủ vào thời nhà Tùy (năm 589-600) giáng sinh đầu thai làm con vua nước Tĩnh Lạc (Trung Quốc). Lớn lên, Huyền Thiên bỏ ngôi hoàng tử, vào tu ở núi Vũ Dương (Trung Quốc). Sau 42 năm tu luyện, Huyền Thiên đắc đạo, sang du ngoạn nước ta, đến sông Nhị Hà, làng Long Đỗ (Hà Nội ngày nay) vào tu đạo tại một ngôi đền bên Hồ Tây, dùng đạo pháp khử trừ các loại yêu quái để cứu dân rồi hóa. Do đó, người dân nhớ ơn nên lập đền thờ tại phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương gọi là Huyền Thiên Quan. 
Cũng có sách cho rằng, vào đời nhà Đường, mở đầu triều đại đã tôn Lão Tử là Thái Thượng Huyền Nguyên hoàng đế là thủy tổ của mình. Có thể thấy Huyền Nguyên và Huyền Thiên chỉ là một. Huyền Thiên Trấn Vũ của Thăng Long cũng chính là Lão Tử, là tên xưng khi nhà Đường tôn lập vị tổ sư này của Đạo Giáo. Do đó, Huyền Thiên Trấn Vũ không phải là vị thần “ngoại quốc” chen chân vào truyền thuyết Việt mà ông chính là người Việt.
Truyền thuyết về Huyền Thiên tại làng Ngọc Trì – Gia Lâm kể rằng: “Ngài giáng sinh vào vương quốc Tĩnh Lạc, Hoàng hậu đặt tên là Huyền Nguyên, năm 14 tuổi vào núi Vũ Đương tu hành, tới năm 42 tuổi thì đắc đạo”. Như vậy, truyền thuyết này cũng có nét tương đồng với câu chuyện về Huyền Vũ ở nước Trung Hoa. 
Một nhà sử học phân tích, ở truyền thuyết này, gọi rõ tên thần là Huyền Nguyên, là tên nhà Đường tôn cho Lão Tử. Vương quốc Tĩnh Lạc theo sách Tử Quang Kính “là nơi tiên ở, nằm giữa biển phía Tây nước Nguyệt Chí…”. Thời Đường, vương quốc ở phía Tây biển thì chỉ có… đất Tĩnh Hải Lạc Việt mà thôi. Lại một lần nữa cho thấy Huyền Thiên – Lão Tử là người Lạc Việt.
Trấn Vũ và những công trạng với nước Việt
Theo truyền thuyết Việt Nam, Trấn Vũ là vị thần ở núi Sái (nay thuộc làng Thụy Lôi, huyện Đông Anh) có công giúp An Dương Vương trừ tà ma quấy rối việc xây thành Cổ Loa. Ông từng du ngoạn Hồ Tây và trừ hồ tinh 9 đuôi lẩn quất ở núi đá bên cạnh Hồ Tây. Truyền thuyết xưa cũng kể rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái; trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời Vua Lý Thánh Tông... 
Cũng theo tài liệu của Ban Quản lý đền, còn một truyền thuyết nữa liên quan đến Huyền Thiên Trấn Vũ. Theo tài liệu này, vào đời Hùng Vương, tại rừng Thiết Lâm, làng Long Đỗ có hồ tinh 9 đuôi làm hại dân. Ngọc Hoàng sai thần Huyền Thiên hạ giáng, dùng phép thuật giết hồ tinh rồi cả khu Thiết Lâm sụp xuống thành hồ (tức là Hồ Tây ngày nay). Vì thế, Vua Lý Thái Tổ sau khi xây thành Thăng Long cho lập đền thờ Huyền Thiên ở phía tây bắc thành để trấn yêu quái.
Ngoài ra, câu chuyện tương truyền về việc Vua An Dương Vương xây thành cứ ngày đắp, đêm lại bị đổ vì yêu ma Bạch Kê Tinh (Tinh Gà Trắng) phá hoại đã không còn xa lạ với mỗi người Việt chúng ta. Trong câu chuyện này, sử sách chép rằng: “Ngày Tinh Gà Trắng trú ẩn ở núi Thất Diệu, đêm lại xuất hiện. Vua không có cách nào trừ khử bèn lập đàn cầu khẩn, được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy (tức sứ Thanh Giang) hiện ra mách bảo kế giết Bạch Kê Tinh nên thành ốc mới xây xong”. Tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên, Vua đã cho xây đền trên đỉnh núi Thất Diệu để thờ. Đây cũng là nơi Huyền Thiên đã tu luyện và cũng được gọi là Vũ Đương Sơn.
Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long đã đến núi Sái cầu Huyền Thiên và sinh được hoàng tử. Thấy công đức của Huyền Thiên rất to lớn, Nhà Vua đã cho xây đền Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) ở phía bắc kinh thành, xin rước hiệu duệ Huyền Thiên về ở đó để thờ. Đền Quán Thánh được coi như trấn Bắc Thăng Long từ đó./.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.