Đến năm 2045, Việt Nam sẽ có hệ thống lý luận hoàn chỉnh, hiện đại về chủ nghĩa xã hội

Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo buổi Lễ kỷ niệm.
Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo buổi Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - “Đến năm 2045, khi nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao thì chúng ta sẽ có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, khoa học và hiện đại về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam” là nhiệm vụ được Thường trực Ban Bí thư giao cho Hội đồng Lý luận Trung ương.

Sáng 30/10, Hội đồng Lý luận Trung ương trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập (30/10/1996 - 30/10/2021). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự và phát biểu chỉ đạo buổi Lễ.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhiệt liệt biểu dương, đánh giá cao những thành tích của Hội đồng Lý luận Trung ương đóng góp cho công tác lý luận của Đảng, cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường trực Ban Bí thư trân trọng cảm ơn và ghi nhận công lao đóng góp của thành viên Hội đồng qua các nhiệm kỳ, các chuyên gia, nhà khoa học đối với sự phát triển và trưởng thành của Hội đồng 25 năm qua.

Các nghiên cứu của Hội đồng đã khẳng định những giá trị bền vững, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; cung cấp tri thức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo cao cấp và lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng; cung cấp luận cứ đấu tranh và trực tiếp tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác lý luận đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng cũng như vai trò, trọng trách của Hội đồng Lý luận Trung ương trước yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn mới, ông Võ Văn Thưởng yêu cầu Hội đồng Lý luận Trung ương cần quán triệt sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ công tác lý luận trong thời gian tới theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021, góp phần thúc đẩy phát triển lý luận “vươn lên dẫn đường và đồng hành với thực tiễn”, “có tầm nhìn vượt trước”, khắc phục “tình trạng còn lạc hậu về lý luận so với sự vận động và đòi hỏi của thực tiễn”.

Đến năm 2025, trên cơ sở tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 50 năm thống nhất đất nước, cần hoàn thiện cơ bản hệ thống lý luận về đường lối đổi mới; đến năm 2030, trên cơ sở tổng kết 40 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tổng kết 100 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có thể bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; bổ sung, làm phong phú và tiến thêm một bước để hoàn thiện hơn nền tảng tư tưởng của Đảng;

Và đến năm 2045, khi nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao thì chúng ta sẽ có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, khoa học và hiện đại về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”, ông Thưởng cho biết.

Đây là nhiệm vụ rất hệ trọng và rất vẻ vang, Hội đồng cần sớm cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

Trân trọng cảm ơn Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Những thành tựu đạt được của Hội đồng trong 25 năm qua, trước hết là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo sát sao của Tổng Bí thư đối với công tác lý luận của Đảng nói chung, với Hội đồng Lý luận Trung ương nói riêng; sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; sự cộng tác của các cơ quan nghiên cứu khoa học, các học viện, nhà trường và sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm cao của các nhà khoa học trong cả nước...

Ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết, Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện thật tốt các chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, chuyên đề nghiên cứu về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại Kỳ họp.

Kết quả Kỳ họp thứ 6: Giải tỏa khó khăn trước mắt, tạo động lực tăng trưởng dài hạn

(PLVN) - Kỳ họp thứ 6, Quốc khóa XV mang ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Thành công của Kỳ họp đã ghi dấu ấn với nhiều sự đổi mới, nhiều quyết sách kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thêm động lực để các ngành và địa phương, các doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới.

Đọc thêm

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
(PLVN) - Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên bế mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/11, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Giảm 2% thuế VAT từ đầu năm đến hết ngày 30/6/2024

Các đại biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, mục 1.1, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, thực thi pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.
(PLVN) - Tại phiên họp bế mạc Kỳ họp thứ 6 diễn ra sáng 29/11, với 474 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,95% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Kỳ vọng và thực tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Cơ chế, chính sách phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt và quản lý phải thông minh là những yếu tố bảo đảm cho Chính phủ kiến tạo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, DN để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ
(PLVN) - Chiều 28/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28), hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29/11 đến ngày 3/12, theo lời mời của Chính phủ UAE và Chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

TP Hồ Chí Minh được tham gia tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án PPP

Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã quy định trường hợp chi phí giải phóng mặt bằng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư dự án thì HĐND TP Hồ Chí Minh xem xét quyết định tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Sẵn sàng đối mặt với thách thức trong hội nhập để phát triển

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Sẵn sàng đối mặt với thách thức trong hội nhập để phát triển
(PLVN) - Ngày 28/11, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học với chủ đề “Những thành tựu lớn về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 1953 – 2023” đã được tổ chức. Đây là sự kiện c hào mừng 70 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2/12/1953-2/12/2023) .

Huy động tốt nguồn lực tri thức kiều bào phục vụ phát triển đất nước

Bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
(PLVN) - Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, trong bối cảnh khoa học công nghệ, trí tuệ ngày càng đóng vai trò then chốt đối với phát triển và sức mạnh của mỗi quốc gia, việc huy động tốt nguồn lực tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài sẽ góp phần giúp đất nước phát triển.

Vốn đầu tư công năm 2023: Quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao

Quang cảnh Hội nghị. (Nguồn ảnh: VNG)
(PLVN) -Chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các Bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 diễn ra ngày 27/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy tinh thần vượt khó, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023.

Đồn Biên phòng Mường Khương (Lào Cai): Những dấu ấn trên vùng biên giới

Cán bộ Đồn tuyên truyền luật cho học sinh tại cột mốc biên giới.
(PLVN) -Chiều qua (27/11), Đồn Biên phòng (ĐBP) Mường Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác biên phòng năm 2023. Từ những hoạt động dựng nhà, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trao sinh kế cho người dân, từ sự hỗ trợ của Đồn, đời sống bà con các dân tộc Thu Lao, Phù Lá, Mông, Pa Dí nơi đây ngày càng khởi sắc.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần thiết trao quyền chủ động về tài chính ngân sách cho TP

Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/11, phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ý kiến đại biểu cho rằng việc tăng thẩm quyền cho TP Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư như tại dự thảo Luật là rất cần thiết, trao quyền chủ động tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho TP.