Đến mùng 2 Tết Mậu Tuất đã có 388 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu

(PLO) - Báo cáo nhanh của Bộ Y tế về công tác y tế đến ngày mùng 2 Tết Mậu Tuất cho biết đã có hàng nghìn trường hợp nhập viện vì đánh nhau, ngộ độc rượu, do pháo nổ...

Tối ngày 17/2 (mùng 2 tết Mậu Tuất), Bộ Y tế đã có báo cáo về công tác y tế từ ngày nghỉ 29 tết đến hôm nay. Theo đó, báo cáo này thông tin đã có 243 trường hợp nhập viện do pháo nổ và các chất nổ khác, trong đó có 190 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ (106 trường đã xác minh danh tính và địa chỉ cụ thể), tăng 67 trường hợp (54.4%) so với 3 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017, không có trường hợp nào tử vong.

Tính đến ngày mùng 2 tết Mậu Tuất đã có 190 trường hợp nhập viện vì đốt pháo

Ngoài ra, tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng ghi nhận 53 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, tăng 27 trường hợp (103.8%) so với 26 ca trong 3 ngày Tết 2017, không có ca tử vong.

Theo số liệu báo cáo trực tuyến của 1.300 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc về Bộ Y tế, tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh đến 7 giờ sáng ngày 14/02/2018 84.779 trường hợp. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám cấp cứu cho 94.830 trường hợp, nhập viện điều trị nội trú 57.305 trường hợp, chuyển viện 5.231 trường hợp, thực hiện 6.393 ca phẫu thuật, trong đó 215 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh đến 7 giờ sáng ngày 16/02/2018 (mùng 1 tết) là 72.577 người bệnh.

  • Đến mùng 2 Tết Mậu Tuất đã có 388 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu ảnh 2Báo cáo của Bộ Y tê cũng cho biết, tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám là 1.949 trường hợp giảm 20.7% so với 3 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017, phải nhập viện điều trị nội trú là 1.099 trường hợp, 270 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên. Có 6 trường hợp tử vong giảm so với 16 ca 3 ngày Tết năm 2017.

Bộ Y tế cho biết, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 16.606 trường hợp, giảm 3.73% so với 3 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017 (Tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện).

Trong đó,  9.678 trường hợp nhẹ được xử trí và cho về trong ngày; 5.491 trường hợp phải  nhập viện điều trị nội trú; Chuyển tuyến trên điều trị 1.349 trường hợp. Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 83 trường hợp, tăng 3 ca so với 3 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017.

Cơ quan chức năng đã không ngừng tuyên truyền về tác hại của rượu bia, tuy nhiên mới đến ngày mùng 2 Tết đã có 388 trường hợp nhập viện vì ngộ độc rượu

Tính đến mùng 2 tết, tổng số ca khám rối loạn tiêu hoá là 1.296 trường hợp, trong đó 388 trường hợp là ngộ độc (say) rượu (chiếm 25%),  239 trường hợp do ngộ độc thức ăn tự chế biến, chưa phát hiện vụ ngộ độc thực phẩm

Trong 3 ngày tết Mậu Tuất đã có 8.648 trẻ sơ sinh chào đời, tăng 238 trẻ so với 3 ngày Tết Đinh Dậu

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết, tính đến ngày mùng 2 Tết, trên cả nước không ghi nhận ca ngộ độc thực phẩm nào, không ghi nhận trường hợp nào mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, liên cầu lợn nhập viện, các dịch bệnh khác cũng không ghi nhận ca bệnh...

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.