Đền Bát Nàn và huyền thoại về nữ tướng thời Hai Bà Trưng

Đền Bát Nàn và huyền thoại về nữ tướng thời Hai Bà Trưng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Phượng Lâu (TP Việt Trì, Phú Thọ), đền Bát Nàn thờ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục là một địa chỉ về nguồn giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ.

Đền thiêng thờ đại tướng quân Vũ Thị Thục

Theo sử sách, Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục sinh tại thôn Phượng Lâu, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ). Sinh thời, Thục Nương là một người phụ nữ có nhan sắc, đoan trang, văn võ song toàn, khí phách quật cường. Sau này bà cùng với các bậc liệt nữ: Nữ tướng Hồ Đề (còn gọi là Lự Nương công chúa), Nữ tướng Lê Chân; Nữ tướng Quách A Ni (còn gọi là Khâu Ni công chúa), Nữ tướng Tống Vĩnh Huy (Vĩnh Huy công chúa), Nữ tướng Thánh Thiên là 6 vị nữ tướng kiệt xuất dưới trướng Hai Bà Trưng.

Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương (là con một vị hào mục cai quản 13 trang ở Nam Chân, bên kia sông, quê chính ở Liệt Trang). Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì gặp tai họa.

Lược sử đền Bát Nàn.

Lược sử đền Bát Nàn.

Thời đó, nước ta là thuộc địa của phong kiến phương Bắc, viên quan Thái thú Tô Định (nhà Hán) đang cai trị nước ta háo sắc, biết tiếng Thục Nương xinh đẹp tài sắc nên Tô Định cho quân lính bắt cha và chồng chưa cưới vào dinh ép buộc phải gả Thục Nương cho hắn.

Bị cự tuyệt, Tô Định tìm cách giết hại cha con ông Phạm Danh Hương, sau đó cho quân về lùng bắt Thục Nương. Được dân làng che chở, Thục Nương cùng vài người thân chạy thoát ra sông Hồng, xuôi thuyền về Nam. Vài ngày sau, họ dừng thuyền ở vùng đất Tiên La, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại đây, nàng Thục Nương đã lập căn cứ, tụ cờ khởi nghĩa, tổ chức cho nhân dân phát triển nông nghiệp, xây dựng lực lượng vững chắc.

Khi Hai Bà Trưng dấy cờ khởi nghĩa, đã cho người về khuyến dụ hợp sức, Thục Nương đã cùng các tướng lĩnh kéo quân về Mê Linh dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Nam Hán. Dưới trướng của Hai Bà Trưng, Vũ Thục Nương hiệu là Bát Nàn đại tướng quân cùng với 5 nữ tướng tài giỏi khác cầm quân đánh giặc, trăm trận trăm thắng. Theo dân gian truyền lại, giặc Hán nghe tên các bà đã khiếp sợ tháo chạy, dẫm đạp lên nhau mà chết.

Một khoảng sân đền rộng rãi, rợp bóng cây xanh

Một khoảng sân đền rộng rãi, rợp bóng cây xanh

Đất nước độc lập không lâu thì đến tháng 4 năm 42 sau Công nguyên, giặc Hán lại đem quân xâm chiếm nước ta lần nữa. Lần này thế giặc mạnh hơn, tàn bạo hơn trước. Hai Bà Trưng cùng nhiều tướng sỹ đã hy sinh anh dũng. Sau trận Cẩm Khê thất thủ, Vũ Thị Thục đem quân về cố thủ ở Tiên La Trang (tỉnh Thái Bình ngày nay) để tiếp tục kháng chiến. Tháng 8 năm 43 sau Công nguyên, giặc Hán đem quân đánh căn cứ, nghĩa quân đã chống trả quyết liệt, nữ tướng Thục Nương đã rút gươm tuẫn tiết tại gò Kim Quy.

Ghi nhớ công lao và nghĩa khí của bà, nhân dân Tiên La ở Thái Bình đã lập đền thờ bà, hiệu là đền Tiên La để nhân dân hương khói, tưởng nhớ nữ tướng anh hùng của dân tộc.

Ngôi đền hướng mặt ra sông Lô mênh mông sóng nước...

Ngôi đền hướng mặt ra sông Lô mênh mông sóng nước...

Ngôi đền tưởng nhớ bậc danh nhân

Dân gian truyền lại, sau khi nữ tướng Bát Nàn hi sinh vì nghĩa lớn, nhân dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì đã lập đền thờ phụng bà ngay khu vực cửa sông Lô. Ban đầu, dù ngôi đền chỉ là một am nhỏ bằng tre nứa đơn sơ, sau được xây lại bằng gạch đá ong vững chãi. Tương truyền khoảng 200 năm trước, khi sông Lô chưa đổi dòng, ngôi đền Bát Nàn được xây dựng ở vị trí phía ngoài cổng, chỗ gốc đa to hiện nay. Hiện cây đa cổ thụ này đã được chứng nhận Cây di sản.

Qua thời gian và nhiều biến động của lịch sử, kiến trúc đền cổ đã bị mai một. Sau năm 1975, đền được phục dựng lại trên vị trí cũ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân trong vùng. Do đền cũ xuống cấp, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng lại ngôi đền hiện nay trên cơ sở gìn giữ và phát huy vốn cổ. Hiện trong đền vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật như ống hoa, mâm bồng, bát đĩa, bình vôi, bát hương có niên đại từ thế kỷ 19.

Tương truyền xưa kia đền ở vị trí ngoài này - nơi cây đa cổ thụ đã được công nhận Cây di sản.

Tương truyền xưa kia đền ở vị trí ngoài này - nơi cây đa cổ thụ đã được công nhận Cây di sản.

Theo quan sát, đền Bát Nàn hiện nay được xây dựng ở địa thế khá đẹp. Diện tích xây dựng chừng 45m2 nhưng khang trang, kiên cố, mặt quay hướng Đông Nam, phía trước là sông Lô mênh mông sóng nước. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Nhất (-), xung quanh có nhiều cây cối xanh tươi. Trong đó có cây đa cổ thụ phía cổng đền đã được công nhận Cây di sản.

Theo quan sát, bên hông đền là một mương nước, kết hợp với dòng sông Lô phía trước tạo thành hàng rào tự nhiên ôm lấy khuôn viên đền. Dưới sát bờ sông có bãi đất nhỏ, được nhân dân trồng ngô, đậu quanh năm xanh tốt. Trong khuôn viên đền có một phiến đá lớn khắc chữ quốc ngữ, tóm tắt về tiểu sử của Bát Nàn đại tướng quân Trinh Thục công chúa Vũ Thị Thục Nương.

Lễ hội truyền thống đền Bát Nàn hàng năm được tổ chức vào ngày 28 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân Phượng Lâu và nhân dân khắp nơi hành hương về nguồn. Đền Bát Nàn không chỉ là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh mà còn là địa chỉ về nguồn để giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.