Đề xuất xếp lương cao nhất, miễn học phí cho con nhà giáo

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác…

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất

Sáng 8/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Nhà giáo. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban của Quốc hội đối với dự án Luật tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách.

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã rà soát, xác định rõ đối tượng áp dụng của luật và điều chỉnh tại Điều 2 dự thảo Luật.

Theo đó, Luật Nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo được tuyển dụng, làm việc toàn thời gian trong các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (không phân biệt công lập, tư thục, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài).

Trên cơ sở đó, các chính sách trong dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng, ngoài các Điều, Khoản được quy định chung, một số nội dung chính sách được thiết kế riêng cho từng nhóm đối tượng nhà giáo công lập (gồm chế tài theo luật viên chức và các quy định riêng); nhà giáo ngoài công lập; nhà giáo người nước ngoài (gồm chế tài theo Bộ luật lao động và các quy định riêng).

Về các chính sách đối với nhà giáo, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách. Theo đó, đối với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục...).

Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Cụ thể, dự thảo Luật đề xuất tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau: Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật; Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;

Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Dự thảo luật cũng đề xuất chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác…

Về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, dự thảo luật đề xuất nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường lớp dành cho người khuyết tật có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, Thường trực Ủy ban cơ bản đồng tình với quy định về chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo tại Điều 25, đây là vấn đề quan trọng, cần thiết để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, nhất là Kết luận số 91 của Bộ Chính trị.

Có ý kiến đề nghị xác định rõ phạm vi, đối tượng thụ hưởng, đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo (Điều 26, Điều 27), nhất là chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo (điểm d khoản 1 Điều 26), chính sách bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại "vùng nông thôn" (điểm a khoản 2 Điều 26).

Cân nhắc những nội dung có tính "ưu đãi"

Nhận định chính sách miễn học phí cho con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp của nhà giáo trong dự thảo Luật là chính sách nhân văn, song Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, quy định này khó áp dụng cho cơ sở giáo dục tư thục và thậm chí trong cả cơ sở giáo dục công lập; do đó cần quy định chính sách theo hướng cho đối tượng nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn cụ thể.

“Tôi cho rằng không nên quy định nội dung này vào dự thảo Luật. Ưu đãi, chính sách đặc thù thì được nhưng quy định “đặc quyền, đặc lợi” là không nên”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá, chính sách tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ đối với nhà giáo là một trong những nội dung đột phá nhằm đảm bảo thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, ông đề nghị tờ trình của Chính phủ cần lý giải đầy đủ hơn, lập luận cho thuyết phục.

Theo ông, Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đặt vấn đề phải thu hẹp hoặc hợp nhất một số loại phụ cấp, đặc biệt liên quan đến vùng miền, liên quan đến nghề nghiệp, phụ cấp theo nghề, phụ cấp thu hút… trong khi dự thảo luật lại dự kiến vẫn duy trì và giữ những loại phụ cấp. Do đó, cần phân tích đầy đủ, lý giải hết sức thuyết phục và đặt trong bối cảnh cải cách chính sách tiền lương để nghiên cứu kỹ lưỡng.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, dự thảo Luật cần được hoàn thiện theo hướng đánh giá tác động tới đâu thì quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh tới đó, đưa Luật thực sự đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Dẫn số liệu từ Báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ để thực hiện chính sách miễn học phí cho con giáo viên, giảng viên cần khoảng hơn 9.200 tỷ đồng/năm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nguồn lực này là tương đối lớn.

“Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để chúng ta bố trí chi hàng năm? Các đồng chí phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Nhấn mạnh đây là đạo luật được ngành giáo dục quan tâm, nhưng cũng là luật khó, với phạm vi tác động lớn, có nhiều nội dung phức tạp, với tinh thần khẩn trương, thận trọng và kỹ lưỡng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải hết sức quan tâm; các bộ, ngành có liên quan, nhất là Bộ Tư pháp cần “gác cổng” về mặt kỹ thuật lập pháp cho dự án Luật Nhà giáo để không sai về từ ngữ, các điều khoản không chồng chéo với quy định của các luật khác.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Quảng Ninh

Ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kết luận buổi làm việc.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ biểu dương tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sau bão số 3 nhưng kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 của tỉnh vẫn có những điểm sáng, nhất trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Quảng Ninh hoàn thành sớm, về đích sớm nhiều chỉ tiêu, mục tiêu 3 chương trình mục tiêu quốc gia...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
(PLVN) - Lúc 10h45 ngày 8/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh: Chúng ta có thể nắm bắt cơ hội từ người đi sau

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đến giao lưu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 7/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), giao lưu với sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội với chủ đề “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ.

Đưa quan hệ Việt Nam - Pháp đi vào chiều sâu, thiết thực

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Các hoạt động thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Pháp là dấu mốc quan trọng, sẽ tạo thêm khuôn khổ, động lực và mở ra giai đoạn mới để nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp lên một tầm cao mới, vì lợi ích của Nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới...

Phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, TP kết nối toàn cầu

Đoàn chủ tọa điều hành Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 7/10, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, TP kết nối toàn cầu”. Đây là một trong hai sự kiện cấp quốc gia chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do TP Hà Nội phối hợp tổ chức.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%
Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.

'Mái ấm cho đồng bào tôi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Phát biểu tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức vào tối 5/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi chung tay xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.