Đề xuất thủ tục giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu

Đề xuất thủ tục giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Theo dự thảo, người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:

a) Cổng thanh toán điện tử hải quan/ phần mềm, công cụ hỗ trợ do cơ quan hải quan cung cấp thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;

b) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được kết nối với Cổng thanh toán điện tử hải quan;

c) Cổng Dịch vụ công quốc gia;

d) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.

đ) Người nộp thuế lựa chọn bảo lãnh thuế điện tử của ngân hàng thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng.

Lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước điện tử

Người nộp thuế lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước điện tử theo một trong các phương thức sau:

Người nộp thuế truy cập Cổng thanh toán điện tử hải quan/ Cổng dịch vụ công quốc gia/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước điện tử trực tuyến tại Cổng thanh toán/thông tin điện tử mà người nộp thuế đã lựa chọn, ký số và gửi cho cơ quan hải quan;

Người nộp thuế lựa chọn phương thức giao dịch thuế điện tử bằng phần mềm, công cụ hỗ trợ do cơ quan hải quan cung cấp mà người nộp thuế lựa chọn, ký số và gửi thông tin đến Cổng thanh toán điện tử hải quan;

Người nộp thuế nộp thuế điện tử thông qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người nộp thuế truy cập vào Cổng trao đổi thông tin của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và thực hiện lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện chuyển thông tin nộp thuế điện tử của người nộp thuế đến Cổng thanh toán điện tử hải quan theo quy định.

Chữ ký số trong giao dịch thuế điện tử

Người nộp thuế khi thực hiện giao dịch thuế điện tử phải sử dụng chứng thư chữ ký số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ký số trên các hồ sơ, chứng từ nộp thuế và thu khác bằng phương thức điện tử trừ một số trường hợp sau:

a) Người nộp thuế là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư chữ ký số;

b) Người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Người nộp thuế đăng ký chứng thư chữ ký số với cơ quan hải quan để thực hiện nộp thuế điện tử trên Cổng thanh toán điện tử hải quan.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.