Đề xuất thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động đang được Bộ Công an tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Theo Bộ Công an, Dự thảo sẽ bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động để bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Bộ Công an cho biết, Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) gồm 5 chương, 30 điều và có một số quy định mới so với Pháp lệnh CSCĐ trên cơ sở 4 chính sách đã xác định và đánh giá tác động được Chính phủ, Quốc hội nhất trí thông qua. 

Quy định rõ hơn việc sử dụng vũ khí

Cụ thể, theo Dự thảo Luật, CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 của Luật này; được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay, tàu thủy trong trường hợp tác chiến theo chức năng, nhiệm vụ của CSCĐ; ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác và các mục tiêu bảo vệ.

Bên cạnh đó, CSCĐ có thể xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Huy động người, phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp cấp bách theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều 15 của Luật này. CSCĐ cũng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm. Việc vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở các thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (Điều 14), Dự thảo Luật cũng quy định rõ từng trường hợp cụ thể. Theo đó, khi thi hành nhiệm vụ độc lập, cán bộ, chiến sĩ CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Khi thi hành nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của CSCĐ phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp theo phương án tác chiến. 

Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi ra quân thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ thực hiện theo phương án tác chiến. Việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong huấn luyện, diễn tập thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Huy động người, phương tiện trong trường hợp cấp bách

Đối với việc huy động người, phương tiện, thiết bị (Điều 15), theo Dự thảo Luật, trong trường hợp cấp bách để ngăn chặn, xử lý hoạt động phá rối an ninh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ tập trung đông người phá rối an ninh, trật tự, biểu tình trái pháp luật; đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn; ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh nghiêm trọng, CSCĐ được huy động người, phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, trừ trường hợp phương tiện, thiết bị thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc huy động phải phù hợp với khả năng thực tế của người, phương tiện, thiết bị được huy động và phải hoàn trả ngay sau khi trường hợp cấp bách kết thúc. Trường hợp người, phương tiện, thiết bị được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.

Đáng lưu ý, Dự luật nêu rõ, việc quyết định huy động người, phương tiện, thiết bị phải bằng văn bản; trường hợp do yêu cầu cấp bách thì người thực hiện nhiệm vụ có thể quyết định bằng lời nói trực tiếp, nhưng ngay sau đó phải ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 

Về cơ cấu tổ chức, theo Dự thảo Luật CSCĐ bao gồm 5 lực lượng: Lực lượng tác chiến đặc biệt; lực lượng đặc nhiệm; lực lượng bảo vệ mục tiêu; lực lượng không cảnh, thủy cảnh; lực lượng sử dụng động vật nghiệp vụ. Còn tổ chức của CSCĐ bao gồm: Bộ Tư lệnh CSCĐ; CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; CSCĐ dự bị thuộc các đơn vị Công an nhân dân; các trung tâm huấn luyện, đào tạo.

Đọc thêm

Sử dụng số định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi cho dân, hiệu quả cho quản lý

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Thay vì phải ghi nhớ nhiều loại mã số khác nhau, giờ đây người dân chỉ cần một số định danh cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ thuế. Việc tích hợp này không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian mà còn giúp cơ quan quản lý tăng tính minh bạch, kết nối dữ liệu và nâng cao hiệu quả phục vụ người dân trong thời đại số.

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, theo đơn của ông Tô Việt Hưng (ngụ tổ 3, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), gia đình ông Nguyễn Thế Kim - bà Nguyễn Thị Hòa xây dựng công trình nằm ngoài phần diện tích đất đã được cấp sổ đỏ, xây dựng lên phần đất nhà ông Hưng làm chắn ngang thửa đất. Sự việc được ông Hưng gửi đơn đến cấp có thẩm quyền tại địa phương nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Bình Thuận: Gặp khó vì thiếu quy định pháp luật về xe địa hình chạy trên đồi cát

Xe ô tô địa hình tại Bàu Trắng.
(PLVN) -  Trước khi xảy ra vụ tai nạn khi trải nghiệm xe địa hình tại đồi cát Trinh Nữ (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khiến 1 du khách tử vong, cơ quan chức năng tỉnh và bản thân các DN kinh doanh loại hình du lịch này đều gặp khó vì chưa có các quy định pháp luật cụ thể liên quan tới xe địa hình, dù đã một số lần kiến nghị.

Đề xuất thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện

Phòng Tiếp công dân Thanh tra tỉnh Hải Dương. (Ảnh minh họa: Báo Hải Dương)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, dự thảo quy định về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện.

Làm lộ thông tin người tiêu dùng, người bán hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Bộ Xây dựng: Đề xuất bỏ dán tem thu phí trên kính ô tô

Tem thu phí SDĐB (bên phải) dán trên kính ô tô. (Ảnh: M.Sơn)
(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP về thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ (SDĐB). Một trong những đề xuất đáng chú ý là bỏ tem thu phí SDĐB dán trên kính phương tiện.

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại

Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Nhiều cách hiểu khác nhau và việc áp dụng quy định của pháp luật không thống nhất liên quan đến các tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Vi phạm tại Công ty nước sạch Bạch Đằng (Hải Dương): Chưa hoàn trả 2,9 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước

Cty Nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Tuệ Phong)
(PLVN) - Sau khi thanh tra đột xuất tại Cty TNHH Nước sạch Bạch Đằng (địa chỉ xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra Sở Tài chính tỉnh Hải Dương đã phát hiện một số sai phạm, như dù đã bị xử phạt nhưng chưa khắc phục 2,9 tỷ đồng ngân sách nhà nước chưa được hoàn trả.