Đề xuất tăng mức phạt tiền hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa: Liệu đã đủ răn đe?

Lực lượng chức năng thu giữ 115 cây cần sa tươi và hơn 4 gram cần sa khô của cặp vợ chồng người Pháp. (Ảnh Thanhnien.vn)
Lực lượng chức năng thu giữ 115 cây cần sa tươi và hơn 4 gram cần sa khô của cặp vợ chồng người Pháp. (Ảnh Thanhnien.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một số chuyên gia cho rằng, đề xuất của Bộ Công an tăng mức phạt tiền đối với hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa… cây có chứa chất ma túy lên 5 đến 10 triệu vẫn còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe.

Có thể bị phạt tù đến 7 năm

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện nhiều đối tượng, tại nhiều tỉnh trồng cần sa trái phép, thậm chí có cả đối tượng là người nước ngoài thuê đất để trồng cần sa. Chẳng hạn như ngày 4/1/2021, Công an huyện H.Ea H’leo (Đắk Lắk) kiểm tra, bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Bảo, trú tại TP Buôn Ma Thuột đang trồng cần sa trên rẫy của gia đình ở thôn 5A, xã Ea Nam (H.Ea H’leo). Qua kiểm tra, khu rẫy có 1.012 cây cần sa; trong đó cây cao nhất 1,2m, thấp nhất 8 cm. Ngoài ra, công an còn phát hiện đối tượng đang ươm hàng trăm cây giống cần sa trong chậu.

Tại Bình Thuận, ngày 8/4, Công an TP Phan Thiết kiểm tra tại nhà bà Hoàng Mỹ Hạnh phát hiện chồng bà Hạnh là ông Glen Jeffrey Evans có trồng trái phép 476 cây cần sa tại đây...

Gần đây nhất, ngày 5/6, Công an phường Ngọc Thụy phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Long Biên (Hà Nội) kiểm tra khu vực bãi giữa sông Hồng đã phát hiện một vườn trồng nhiều cây cần sa. Tại thời điểm kiểm tra trên khu đất rộng khoảng 3.000m2 do vợ chồng ông Tiberghien Frederec (55 tuổi, quốc tịch Pháp, tạm trú và làm việc tại Công ty LAVIE Vũ Linh, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, Yên Bái) thuê thâm canh, lực lượng chức năng thu giữ 115 cây cần sa tươi với trọng lượng 34kg và hơn 40 gram cần sa khô.

Luật sư Phạm Ngọc Đạt, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, pháp luật hiện hành nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức tự ý trồng cần sa, cây phuốc phiện hoặc loại cây có chứa chất ma túy. Tùy vào mức độ vi phạm, đối tượng có thể bị phạt hành chính, thậm chí nếu đủ yếu tố thì cơ quan chức năng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Luật sư Đạt, Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Trường hợp hành vi vi phạm đáp ứng một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Cụ thể, sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự khi đối tượng đã được giáo dục hai lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; trồng với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức; với số lượng 3.000 cây trở lên, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Cần tăng nặng chế tài để răn đe

Được biết, trước diễn biến loại tội phạm này ngày càng phức tạp, để đủ sức răn đe, Bộ Công an vừa trình dự thảo lần 2, Nghị định thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 để lấy ý kiến dân dân, qua đó đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền với các hành vi vi phạm. Theo đó, đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy, sắp tới có thể sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, Luật sư Đạt cho rằng, dù cơ quan chức năng đã đề xuất tăng nặng mức phạt tiền, nhưng với tình trạng ngày càng nhiều cá nhân trồng cây cần sa trái phép thì cơ quan chức năng cần điều chỉnh lại. Bởi thực tế, trên thị trường “chợ đen”, trên mạng xã hội giá của cần sa rất cao. Ví dụ, nếu dạo quanh một vòng trên mạng xã hội thì các nhóm chia sẻ, giá của cần sa trồng trong nước được các đối tượng rao bán trên mạng dao động từ 180 - 200 ngàn đồng/gram; còn loại mà các đối tượng kháo với nhau được mang từ bên kia biên giới về thì giá nhỉnh hơn, từ 350 - 500 ngàn đồng/gram hoặc một lọ tinh chất cần sa có giá khoảng 50 – 600 ngàn đồng hoặc vài triệu đồng. “Nhiều đối tượng đã sẵn sàng bất chấp để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, nếu chúng ta không có chế tài xử lý mạnh thì sẽ không bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa” - Luật sư Đạt nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc xuất hiện người dân trồng trái phép cây cần sa có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây thì cần xem lại việc quản lý nhà nước trên các địa bàn. “Việc đầu tiên chúng ta phải xác định việc quản lý nhà nước bởi luật pháp đã cấm thì người dân không được làm. Chúng ta cần xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ UBND cấp xã đến UBND cấp huyện để xảy ra tình trạng người dẫn vẫn cứ trồng cần sa. Như sự việc mới đây ngay ở trung tâm Hà Nội, việc người nước ngoài thuê đất trồng cần sa ở bãi giữa sông Hồng là sơ hở quản lý nhà nước sau đó mới nói đến vấn đề xử lý, câu chuyện xử phạt chỉ là bước sau”, Đại biểu Xuyền nhấn mạnh.

Theo Đại biểu Xuyền, hiện nay Luật Phòng chống ma túy vừa sửa đổi, sắp tới Bộ Công an cũng sẽ giúp Chính phủ sửa Nghị định liên quan. Và nếu tình trạng trồng cây thuốc phiện, cây cần sa, những cây luật pháp đã cấm vẫn xảy ra và đánh giá mức phạt chưa tương xứng, chưa đảm bảo răn đe, ngăn ngừa vi phạm thì cần thiết phải nâng lên.

Đại biểu Xuyền cho rằng, nếu cần thiết thì phải tính đến việc sửa các quy định tại Bộ luật Hình sự. Bởi việc trồng cây cần sa cũng như các cây có chứa chất gây nghiện hiện nay rất phức tạp, các đối tượng vi phạm dường như đã tinh vi hơn, mang tính chất chuyên nghiệp hơn cũng như tìm đủ cách chống đối, qua mặt lực lượng chức năng. “Trong thời gian tới chúng ta cần có đánh giá, báo cáo cụ thể, trên cơ sở đánh giá thực tiễn rồi mới đề xuất sửa đổi. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần làm chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền hơn nữa cũng như công tác quản lý trên địa bàn” - Đại biểu Xuyền kiến nghị.

Đọc thêm

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

Trường TH, THCS & THPT Khương Hạ (Hà Nội): Một số vi phạm trong quản lý nhân sự, hoạt động dạy và học

Trường TH, THCS & THPT Khương Hạ (Hà Nội): Một số vi phạm trong quản lý nhân sự, hoạt động dạy và học
(PLVN) - Theo kết quả kiểm tra vừa công bố của Đoàn kiểm tra Sở GD&ĐT Hà Nội, tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (TH, THCS & THPT) Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân), trong 3 năm (từ 2021), đã tồn tại một số vi phạm trong công tác quản lý nhân sự, việc dạy và học trong nhà trường.

6 thủ tục hành chính mới trong quản lý phương tiện giao thông

Ảnh minh hoạ.

Theo Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông do Bộ Công an vừa ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, có 6 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Xúc phạm Quốc kỳ có thể bị phạt đến 3 năm tù

Quốc kỳ là một trong những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: PV)

(PLVN) - Xé rách Quốc kỳ, viết những nội dung không lành mạnh lên Quốc kỳ... là một số hành vi được coi là xúc phạm Quốc kỳ. Hành vi xúc phạm Quốc kỳ có khung hình phạt đến 3 năm tù và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm.

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết
(PLVN) - Công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm. Đến nay, sau hơn 4 năm, quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm tra, giải quyết phản ánh của Báo PLVN về sự việc tại dự án Khu dân cư Thành Lộc (huyện Hậu Lộc). Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an tỉnh đã có Thông báo kết quả giải quyết 25/TB-CSKT gửi Báo PLVN.

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?
(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH Hoàng Nguyên Vũng Tàu (Cty Hoàng Nguyên) có đơn cho rằng có dấu hiệu vi phạm khi di dời sà lan Trường Thành 6868 và tàu Trường Thành 08 tại dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh cho biết, theo ý kiến của UBND TX Kỳ Anh; nội dung tố cáo là không có cơ sở.

Diễn biến vụ bị điện giật khi đi câu cá tại Thanh Hóa: Công an TX Nghi Sơn ra quyết định không khởi tố vụ án

Cty Điện lực TX Nghi Sơn là đơn vị quản lý vận hành lưới điện. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Thực hiện Công văn 16295/UBND-TD ngày 4/11/2024 của UBND tỉnh chỉ đạo trả lời Báo PLVN về nội dung đơn của ông Lê Văn Đông (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, TX Nghi Sơn); mới đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có thông tin về việc Công an TX Nghi Sơn không khởi tố vụ án hình sự với sự việc “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực”.