Đề xuất tăng mức bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng không

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Chính phủ đang dự thảo Nghị định quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không, thực hiện từ ngày 28/12/2019 để phù hợp với Công ước Thống nhất một số quy tắc vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không được thông qua tại Mông-rê-an 1999 (Công ước Mông-rê-an).

Tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

Dự thảo Nghị định quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/6/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21/11/2014.

Theo đó, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không được điều chỉnh. Cụ thể, đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là 128.821 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.

Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm là 5.346 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.

Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là 1.288  đơn vị tính toán cho mỗi hành khách. Trường hợp hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.

Đối với vận chuyển hàng hoá, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là 22 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hoá. Trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hoá tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.

Ý kiến bình luận với đề xuất của ICAO mới có ý nghĩa

Việc điều chỉnh tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển để tương thích với Công ước Mông-rê-an 1999. Theo giải trình của Ban soạn thảo tại Tờ trình thì việc tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển xuất phát từ việc “ngày 28/6/2019 ICAO (Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế) đã có thư số LE 3/38.1 – 19/50 gửi các quốc gia thành viên Công ước Mông-rê-an về xin ý kiến các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển (dự kiến có hiệu lực từ ngày 28/12/2019)”.

Như vậy, việc xây dựng Nghị định này được hiểu là để nội luật hóa quy định của Công ước một khi đề xuất này của ICAO có hiệu lực. Khi đó, với tư cách là nước thành viên Công ước, việc Việt Nam đưa quy định này vào pháp luật nội địa với mức giới hạn trách nhiệm bồi thường phù hợp với Công ước là điều bắt buộc và hầu như không có gì cần thảo luận về mức này. Do đó, thông tin quan trọng ở đây là về ý kiến của Việt Nam và cơ chế có hiệu lực của Công ước này.

Vì vậy, cộng đồng DN đề nghị Ban soạn thảo làm rõ, liệu Việt Nam đã có ý kiến đối với đề xuất tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển này của ICAO chưa? Nếu đã có thì ý kiến của Việt Nam như thế nào? Nếu chưa có thì cơ quan chức năng đã tổ chức lấy ý kiến các chủ thể liên quan (DN hàng không, DN sử dụng dịch vụ hàng không) cho đề xuất này của ICAO chưa?

“Ý kiến bình luận với đề xuất của ICAO mới có ý nghĩa, chứ không phải bình luận Dự thảo Nghị định này” – cộng đồng DN nêu trong văn bản góp ý của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Bộ Giao thông Vận tải. Đồng thời, cơ quan này cũng đặt dấu hỏi: Cơ chế thông qua đề xuất mức tăng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển theo Công ước Mông-rê-an thế nào?

Theo cộng đồng DN, thông tin này rất quan trọng để xác định đề xuất này của ICAO có hiệu lực hay không và từ đó xác định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Nghị định này có phù hợp không và thời điểm có hiệu lực của Nghị định này.

Tin cùng chuyên mục

Dự án Ascent Plaza tại 375 - 377 Nơ Trang Long của Cty Tiến Phát Đông Bắc đã ngừng thi công.

Dự án Ascent Plaza của Cty Tiến Phát Đông Bắc: Khách hàng trông ngóng chủ đầu tư sớm thực hiện cam kết

(PLVN) - Mới xin được chủ trương đầu tư, chưa được phép mở bán, Cty TNHH Tiến Phát Đông Bắc (địa chỉ 235 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP HCM) đã mở bán, nhận đặt cọc của khách cho dự án nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại số 375 - 377, Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh (tên thương mại Ascent Plaza). Bị phát hiện vi phạm thì Cty thanh lý hợp đồng, hứa trả lại tiền nhưng đến nay hơn 1 năm, khách vẫn chưa nhận được tiền.

Đọc thêm

Vụ đòi đất tại Liên Khê (Khoái Châu, Hưng Yên): UBND tỉnh đôn đốc giải quyết

Vụ đòi đất tại Liên Khê (Khoái Châu, Hưng Yên): UBND tỉnh đôn đốc giải quyết
(PLVN) - Trong đơn phản ánh gửi cơ quan chức năng, bà Trần Thị Nhung (ngụ phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay mẹ bà và bà đã có nhiều đơn gửi cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên và Bộ TN&MT về sự việc liên quan đến thửa đất số 70, tờ bản đồ số 03, thôn Cẩm Khê, xã Liên Khê, huyện Khoái Châu (là đất tổ tiên bà để lại).

Cấp biển số theo nơi tạm trú hay thường trú?

Cấp biển số theo nơi tạm trú hay thường trú?
(PLVN) - Bạn Hoàng Thịnh (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết từ ngày 15/8/2023 Thông tư số 24/2023 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực. Theo thông tư, việc đăng ký xe không chỉ giới hạn ở nơi thường trú như trước đây, mà đã cho phép đăng ký xe ở nơi tạm trú. Vậy, khi tôi mua xe mới (hoặc xe cũ) thì được cấp biển số theo nơi tạm trú hay nơi thường trú?

Các chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 10

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Các chính sách liên quan đến kinh tế như điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển xe ô tô, xe máy; các trường hợp ô tô thuộc diện phải triệu hồi; 4 thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm... sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2023.

Thống nhất về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Pháp luật quy định thống nhất về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu. (Ảnh minh họa - Nguồn: KT)
(PLVN) - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu với nhiều nguyên nhân khác nhau và việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu cũng có nhiều phức tạp cần có sự thống nhất điều chỉnh.

Tiếp tục điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ LĐ-TB&XH, thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 cho thấy, mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đã được xác định dựa trên thời gian công tác thực tế và mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc của người lao động.

Cần sớm làm rõ vụ bán 360 tấn điều của người khác tại Bình Phước

Bà Xiêm đến Văn Phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai phản ánh sự việc.
(PLVN) -Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai nhận được đơn của bà Thân Thị Xiêm (SN 1979, ngụ thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu An Thuận Phát - Bình Phước phản ánh về việc bà và công ty của mình bị đối tác làm ăn tự ý bán mất 360 tấn điều thô trị giá hơn 16 tỷ đồng.