Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp.

Sự cần thiết tăng hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan

Bộ Công an cho biết, hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an chưa phù hợp với quy định về tăng tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động (BLLĐ). Cụ thể, hiện hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an được quy định trên cơ sở điều kiện, môi trường, tính chất công việc và đặc thù về tổ chức bộ máy của lực lượng CAND; đồng thời luôn đảm bảo tương quan với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại BLLĐ.

Tuy nhiên, theo quy định của BLLĐ 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Do đó, khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa cán bộ, chiến sĩ CAND với người lao động tăng lên. BLLĐ được coi là “Luật gốc” về tuổi nghỉ hưu của người lao động, vì vậy, khi tuổi nghỉ hưu của người lao động nói chung thay đổi thì cũng cần phải sửa đổi quy định hiện hành về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an tại Luật CAND và Nghị định 49/2019/NĐ-CP cho phù hợp.

Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện nhiệm vụ cho thấy, trong lực lượng CAND có nhiều cán bộ thời gian công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, thông thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, phức tạp, trọng điểm về an ninh, trật tự; được nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp tín nhiệm cao về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực trong thực tiễn bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đang trực tiếp chỉ đạo giải quyết, điều tra, xử lý những vụ việc, vụ án, chuyên án đặc biệt lớn, phức tạp, đấu tranh với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tham nhũng, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia… nếu được kéo dài hạn tuổi sẽ bảo đảm việc chỉ đạo giải quyết, điều tra, xác minh vụ án, chuyên án liên thông, liên tục cho đến khi kết thúc.

Mặt khác, khoản 2 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định về kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan Quân đội nhân dân trong trường hợp đặc biệt nhưng Luật CAND chưa quy định về nội dung này. Vì vậy, việc bổ sung quy định về kéo dài hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với sĩ quan CAND trong trường hợp đặc biệt là cần thiết và phù hợp.

Tăng 2 tuổi đối với sĩ quan, hạ sĩ quan

Từ lý do trên, Bộ Công an đề xuất hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân công an, hạ sĩ quan, sĩ quan CAND như sau: bổ sung và tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân công an: nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi (nam tăng 2 tuổi, nữ tăng 5 tuổi); Hạ sĩ quan là 47 tuổi (tăng 2 tuổi so với quy định tại Luật Công an nhân dân); Cấp úy: 55 tuổi (hiện hành là 53 tuổi); Thiếu tá, trung tá: nam 57 tuổi, nữ 55 tuổi (hiện hành là nam 55, nữ 53).

Cụ thể, nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Đại tá được tăng hạn tuổi phục vụ thêm 5 tuổi từ 55 tuổi lên 60 tuổi, nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Thượng tá tăng 3 tuổi từ 55 tuổi lên 58 tuổi; nữ sĩ quan cấp Tướng thì vẫn giữ nguyên 60 tuổi như hiện hành. Cùng cấp bậc hàm này nam sĩ quan được điều chỉnh tăng hạn tuổi phục vụ thêm 2 tuổi, cụ thể: Thượng tá là 60 tuổi; Đại tá và Cấp tướng là 62 tuổi.

Trong trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan Cấp úy, Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 62 tuổi đối với nam và 60 đối với nữ. Trường hợp đặc biệt sĩ quan có thể được kéo dài hơn 62 tuổi đối với nam, 60 đối với nữ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất nâng tuổi được kéo dài hạn tuổi phục vụ đối với sĩ quan CAND là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp từ 60 tuổi lên 62 tuổi đối với nam; từ 55 tuổi lên 60 tuổi đối với nữ theo quy định của Chính phủ. Về lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an cơ bản như quy định của BLLĐ 2019, tức mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ; riêng sĩ quan, hạ sĩ quan có hạn tuổi phục vụ cao nhất dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ thì có thể thực hiện tăng ngay 2 tuổi, không theo lộ trình nêu trên.

Đọc thêm

Ngân sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây nhà: Đảm bảo nền cứng, khung - tường cứng và mái cứng

Căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng: nền cứng, khung tường cứng, mái cứng. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc dự án 1 và tiểu dự án 1, dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 (Chương trình).

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Từ 1/3/2023, triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân.
(PLVN) - Cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân; siết chặt quản lý trong việc tiếp nhận tiền công đức; tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc nguy hiểm, độc hại… là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 3/2023.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm sát: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát, trong đó yêu cầu: về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, người cán bộ Kiểm sát cần bảo đảm 5 đức tính: công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (CBCC), viên chức.

Luật Nghĩa vụ quân sự: Định hướng sửa đổi một số bất cập để phù hợp với thực tiễn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, gây khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, Bộ Quốc phòng kiến nghị Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật.