Đề xuất quy định mới về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường

Trụ sở Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương tại 91 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trụ sở Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương tại 91 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường.

Theo dự thảo, Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.

Tổng cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật: Chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính; thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân; xử lý vi phạm hành chính.

Kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự, tài sản và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền...

Về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trong Dự thảo mới, bổ sung thêm đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Quản lý thị trường. Cụ thể, theo Dự thảo thay vì 6 cơ quan như trước đây, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường Trung ương sẽ bổ sung thêm Tạp chí Quản lý thị trường là đơn vị sự nghiệp. Các tổ chức Quản lý thị trường tại Trung ương sẽ bao gồm Văn phòng Tổng cục; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Chính sách - Pháp chế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường và Tổ chức sự nghiệp: Tạp chí Quản lý thị trường.

Trong đó, Văn phòng Tổng cục và Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường được tổ chức 4 phòng. Văn phòng Tổng cục, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường và Tạp chí Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đối với các Cục Quản lý cấp tỉnh, dự thảo đề xuất cơ cấu được tổ chức sẽ không quá 3 phòng. Các Đội Quản lý thị trường cấp huyện, trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh sẽ bao gồm Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành và Đội Quản lý thị trường cơ động. Đội Quản lý thị trường cấp huyện không tổ chức phòng.

Về cơ cấu lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Dự thảo giữ nguyên quy định không quá 4 Phó Tổng cục trưởng. Hiện nay, Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng là ông Trần Hữu Linh và 4 Phó Tổng cục trưởng là các ông/bà Hoàng Ánh Dương, Chu Thị Thu Hương, Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thành Nam.

Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Nếu được thông qua, dự thảo "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương" dự kiến có hiệu lực 2024 và thay thế Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Đọc thêm

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Góp ý dự thảo: Cần tiếp tục nghiên cứu về tính khả thi của một số quy định

 Về lâu dài, cần nghiên cứu xây dựng một luật riêng về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá. (Hình minh họa/dautuhanghoa.vn)
(PLVN) - Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 158 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 51 năm 2018. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 158 và Nghị định 51 (dự thảo Nghị định).

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2024

Quy định mới về giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới từ 01/10/2024. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Quy định mới về khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước; giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới; nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; quy định mới về đánh số nhà từ 15/10/2024... là những chính sách có hiệu lực trong tháng 10/2024.

Quy định mới về thi tuyển công chức

Kỳ thi tuyển công chức năm 2023 của TP HCM. (Ảnh: vtcnews.vn)
(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trong đó đã sửa đổi quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức.