Đề xuất phương án hiệu quả quản lý thị trường gas

Đề xuất số hóa bình gas để quản lý hiệu quả thị trường gas. Ảnh minh họa
Đề xuất số hóa bình gas để quản lý hiệu quả thị trường gas. Ảnh minh họa
(PLVN) - Để quản lý hiệu quả thị trường gas, rất nhiều ý kiến đã được nêu ra, trong đó việc số hóa bình gas và quy định “bình gas giả” là 2 phương án được xem là hiệu quả trong thời điểm hiện nay. 

Quản lý “bình gas chính chủ” rất khó 

Khí dầu mỏ hóa lỏng gọi tắt là gas, là mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao và là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Để kinh doanh gas thương nhân phải đầu tư rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng vào bình gas. Do đó, bình gas là tài sản lớn của các công ty kinh doanh khí. 

Theo quy định, chủ sở hữu bình phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đóng thuế, phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chi phí quảng bá thương hiệu, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định… nhưng theo ông Đoàn Trọng Thà, Trưởng Ban chống gian lận thương mại (Hiệp hội Gas Việt Nam), vấn đề quản lý bình gas hiện nay hết sức khó khăn do có tình trạng sử dụng bình gas mang nhãn hiệu của thương nhân có uy tín để sang gas chiết trái pháp luật đưa ra thị trường. Đặc biệt là các vỏ chai bị hoán cải, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị chiếm dụng trái pháp luật dẫn đến việc quản lý vỏ chai ngày càng lộn xộn và rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.

“Tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau, thậm chí có những đơn vị, cá nhân đã mài chữ nổi trên vỏ chai của các hãng khác, cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình, tung ra trên thị trường đã trở thành bất cập, làm thiệt hại cho nhà kinh doanh gas chân chính, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra  cháy nổ” - ông Thà nói. 

Thời gian qua các lực lượng có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở Trung ương, địa phương đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh gas trên thị trường, đặc biệt là hành vi chiếm đoạt, hoán cải, lưu giữ vỏ bình gas, san chiết gas trái quy định của pháp luật nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả lớn. 

Ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, hiện chưa có quy định rõ ràng trong việc trao đổi trả chai LPG hoặc hợp đồng trao đổi chai không được một số doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Điều này dẫn đến tình trạng chiếm dụng chai LPG của nhau, khó kiểm soát hoạt động kinh doanh. 

Bên cạnh đó, các đối tượng sang chiết gas trái phép ngày càng sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Ví như tận dụng bãi đỗ xe trống trải cách xa khu dân cư, các khu nhà trọ, bãi đất trống để tiến hành sang chiết gas trực tiếp từ xe bồn chứa vào bình gas loại 12 kg một cách nhanh chóng. Việc sang chiết được thực hiện lén lút, ngoài giờ, thường xuyên thay đổi địa điểm nên rất khó phát hiện, gây khó khăn trong công tác kiểm tra và xử lý. 

Chưa có quy định “bình gas giả”

Theo ông Thà, việc xác định các hành vi sản xuất, kinh doanh gas giả để xử lý chưa cụ thể, cần được hướng dẫn rõ hơn cũng là một nguyên nhân khiến cho chưa thể xử lý triệt để những vi phạm trong kinh doanh gas. Ví dụ, hành vi thương nhân chiếm đoạt bình của thương nhân chủ sở hữu rồi hoán cải (cắt tai, mài vỏ...)  thành chai của mình đang được xử lý khác nhau ở từng địa bàn. Do vậy cần có sự trao đổi, hướng dẫn thống nhất trong của cơ quan có thẩm quyền về xác định hành vi vi phạm để có chế tài xử lý đúng bởi hành vi vi phạm liên quan đến chế tài xử phạt.

Mới đây, Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí cũng chưa có quy định về bình gas giả đối với các trường hợp cắt tay xách, mài vỏ bình để gắn nhãn hiệu của mình vào bình của chủ sở hữu khác. Đây là vấn đề nhức nối chưa xử lý triệt để, có nhiều vướng mắc trong khâu xử lý.

Do đó, cần phải có khái niệm rõ ràng về hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh gas và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn  bản về quản lý nhà nước phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của mặt hàng gas; Đồng thời làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh khí như hàng giả, giả mạo sở hữu trí tuệ, san chiết trái phép. 

“Cần xây dựng và ban hành Thông tư quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh khí làm cơ sở pháp lý thống nhất cho các hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong hoạt động kinh doanh khí” - ông Thà đề nghị. 

Ngoài ra, ông Minh cũng đưa ra giải pháp số hóa quản lý và truy xuất nguồn gốc bình gas bằng số serie để lực lượng chức năng có thể ngay lập tức xác định bình gas vi phạm sở hữu trí tuệ, là bình gas được sang chiết trái phép. “Dù số hóa để QLTT gas là một việc không đơn giản nhưng nếu không làm được thì việc xử lý sẽ chưa thể triệt để và mang lại hiệu quả” - ông Minh khẳng định. 

Đọc thêm

Cô gái lan tỏa nông nghiệp sạch đến cộng đồng

Chị Nhi giới thiệu các sản phẩm sạch từ trang trại của mình tại gian hàng thanh niên khởi nghiệp.
(PLVN) -  Rời công việc ổn định ở phố thị, chị Võ Thị Nhung Nhi (30 tuổi, ngụ thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) trở về quê hương xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Sau hơn 2 năm miệt mài, chị đã gặt hái thành công đáng nể với lợi nhuận lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.

Cần siết chặt quản lý hoạt động bán hàng của người nổi tiếng trên mạng xã hội

Cần siết chặt quản lý hoạt động bán hàng của người nổi tiếng trên mạng xã hội
(PLVN) - Từ những quảng cáo thổi phồng sự thật đến chiêu trò kêu gọi từ thiện mập mờ, làn sóng thương mại hóa thiếu minh bạch của những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL, KOC) đang dần bào mòn niềm tin của công chúng. Vì vậy, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đã đề nghị các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí xem xét hoạt động bán hàng của các KOL, KOC.

Bảo vệ người tiêu dùng ra sao khi thương mại điện tử bùng nổ?

Bảo vệ người tiêu dùng ra sao khi thương mại điện tử bùng nổ?
(PLVN) -  Ngày 27/3/2025, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức Toạ đàm trực tuyến “Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại điện tử quốc tế”.

Hơn 5.200 cuộc gọi lừa đảo tự xưng "nhân viên điện lực Hà Nội" trong 2 tháng đầu năm

Hơn 5.200 cuộc gọi lừa đảo tự xưng "nhân viên điện lực Hà Nội" trong 2 tháng đầu năm
(PLVN) -  Thời gian gần đây, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) liên tục nhận được các phản ánh của khách hàng sử dụng điện về việc các đối tượng giả mạo nhân viên điện lực, công ty điện lực để lừa đảo, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện. EVNHANOI một lần nữa khuyến cáo người dân, khách hàng sử dụng điện cần hết sức tỉnh táo trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi này.

Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh An Giang: Hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn VNPT ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
(PLVN) - Ngày 26/3/2025, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ Ra mắt Bệnh án Điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa

Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác phát triển các điểm bán sản phẩm OCOP.
(PLVN) - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

Ra mắt siêu xe mui trần mạnh nhất thế giới

Aston Martin Vanquish Volante (Ảnh: Carscoops)
(PLVN) - Siêu phẩm Aston Martin Vanquish Volante vừa chính thức ra mắt, đánh dấu cột mốc 60 năm lịch sử. Với sức mạnh vượt trội từ khối động cơ V12, mẫu xe này trở thành chiếc mui trần động cơ trước mạnh mẽ và nhanh nhất thế giới, đối đầu trực tiếp với Ferrari 12Cilindri Spider.