Đề xuất nới lỏng các quy định tổ chức đám cưới tại Anh và xứ Wales

Đề xuất nới lỏng các quy định tổ chức đám cưới tại Anh và xứ Wales nhằm cho phép các cặp đôi có nhiều lựa chọn hơn.
Đề xuất nới lỏng các quy định tổ chức đám cưới tại Anh và xứ Wales nhằm cho phép các cặp đôi có nhiều lựa chọn hơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đạo luật Hôn nhân tại Vương quốc Anh và xứ Wales đã tồn tại từ giữa thế kỷ 20 đến nay, trong đó quy định chặt chẽ về các địa điểm, nghi thức tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã thách thức nhiều quan điểm truyền thống cứng nhắc. Theo đó, các nhà làm luật đã có những đề xuất về việc nới lỏng các quy định về địa điểm tổ chức đám cưới tại Anh và xứ Wales.

Đề xuất đám cưới nên được tổ chức ở bất cứ đâu

Theo Đạo luật Hôn nhân năm 1949 tại Anh và xứ Wales, việc tổ chức một đám cưới hợp pháp phải tuân theo nhiều quy định. Trước tiên, các cặp đôi phải quyết định hình thức đám cưới là đám cưới dân sự hay tôn giáo.

Nếu là một đám cưới tôn giáo thì bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật còn phải tuân theo các quy tắc tổ chức đám cưới của từng tôn giáo để được công nhận. Như vậy, đám cưới của cặp đôi theo Anh Giáo, Do Thái Giáo, Giáo hữu hội (Quakers) hay bất kỳ nhóm tôn giáo nào khác sẽ khác nhau về địa điểm và cách thức, nghi thức tổ chức.

Mặt khác, địa điểm tổ chức đám cưới dân sự hay tôn giáo đều là các địa điểm đã được các cơ quan chức năng cho phép tiến hành các dịch vụ đám cưới. Thông thường, các đám cưới dân sự được tổ chức trong một số toà nhà hoặc địa điểm ngoài trời đã được đăng ký. Trong khi đó, tất cả các đám cưới tôn giáo đều phải diễn ra tại các nhà thờ hay cơ sở tôn giáo đã được đăng ký với cơ quan quản lý tôn giáo đó và cơ quan nhà nước về việc cấp phép các dịch vụ này.

Như vậy, trong nhiều thập kỷ qua, nếu các cặp đôi không tổ chức đám cưới tại các địa điểm được chỉ định, tuân thủ đúng các quy định pháp luật hoặc/và quy tắc tôn giáo thì đám cưới đó không được công nhận là hợp pháp. Những quy định này đã đặt ra rất nhiều rào cản đối với các cặp đôi. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài 2 năm qua, nhiều đám cưới đã không được công nhận bởi không thể tuân thủ các quy định pháp luật, đơn cử như phải tổ chức tại 1 địa điểm được chỉ định trong khi họ phải ở nhà và tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội.

Chính vì những bất cập này, vào khoảng tháng 7/2022, Ủy ban Pháp luật đã đề xuất nới lỏng những quy định về địa điểm tổ chức đám cưới tại Vương quốc Anh và xứ Wales. Theo quan điểm mới, đám cưới nên được diễn ra ở bất cứ đâu với điều kiện chủ trì, đôi bên cùng chấp thuận việc tổ chức đám cưới đó là đủ an toàn và trang nghiêm. Như vậy các cặp đôi sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Các bãi biển, công viên giải trí, trên du thuyền, trong nhà bếp hay một địa điểm bất kỳ dù nơi đó đã được đăng ký hay chưa, đều có thể trở thành nơi tổ chức các buổi lễ kết hôn.

Hiện nay, chỉ có một số ít địa điểm “phi truyền thống” tại Vương quốc Anh và xứ Wales được pháp luật công nhận có thể tổ chức đám cưới hợp pháp, mà không phải là một toà nhà, khuôn viên hoặc nhà thờ.

Ví dụ, bãi biển Lusty Glaze ở Newquay là điểm duy nhất ở Cornwall nơi các cặp đôi có thể kết hôn hợp pháp trên bãi cát. Hay Manchester’s Victoria Baths, mệnh danh “phòng tắm cộng đồng sang trọng nhất trong cả nước”, mở cửa từ năm 1906, cũng là một địa điểm tổ chức đám cưới “phi truyền thống” được pháp luật công nhận. Bên cạnh đó, con tàu Brunel’s SS Great Britain ở Bristol cũng là con tàu duy nhất cho phép các cặp đôi có thể ra biển trong ngày diễn ra lễ kết hôn của họ.

Dreamland ở Margate (Kent) được coi là công viên giải trí lâu đời nhất còn tồn tại ở Vương quốc Anh, cũng là một địa điểm tổ chức đám cưới tiềm năng khác cho các cặp đôi muốn làm điều gì đó khác thường cùng với các trò chơi giải trí, ví như tàu lượn siêu tốc. Ngôi nhà kính Great Glasshouse tại Vườn Bách thảo Quốc gia xứ Wales, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Waun Las ở Carmarthenshire, cũng là một lựa chọn khác ít truyền thống hơn đối với những cặp đôi yêu thích thực vật; bởi vì Great Glasshouse sở hữu một bộ sưu tập các loại thực vật khu vực Địa Trung Hải lớn nhất Bắc bán cầu.

Tóm lại, nếu chính phủ chấp nhận các đề xuất của Ủy ban Luật pháp thì chắc chắn nhiều đám cưới hơn sẽ được tổ chức trên các bãi biển, công viên giải trí hay các địa điểm phi truyền thống hơn tại Vương quốc Anh và xứ Wales.

Trao cho các cặp đôi nhiều lựa chọn hơn

Giáo sư Nick Hopkins, Ủy viên Luật Gia đình của Ủy ban Pháp luật, chia sẻ với tờ Guardian (Anh): “Luật hiện hành về đám cưới không phù hợp với nhiều cặp vợ chồng. Những hạn chế không cần thiết và những quy định lỗi thời có nghĩa là hàng nghìn người mỗi năm bị từ chối tổ chức một đám cưới có ý nghĩa đối với họ. Chúng tôi đưa ra đề xuất này với chính phủ nhằm cải cách pháp luật hôn nhân theo hướng vừa bảo vệ các tập quán, truyền thống từ xa xưa về giá trị của buổi lễ kết hôn, vừa cung cấp cho các cặp đôi nhiều lựa chọn hơn về địa điểm và cách thức họ tổ chức đám cưới”.

Lusty Glaze là bãi biển duy nhất được cấp phép tổ chức đám cưới hợp pháp.

Lusty Glaze là bãi biển duy nhất được cấp phép tổ chức đám cưới hợp pháp.

“Bằng cách trao cho các cặp vợ chồng nhiều quyền quyết định hơn đối với đám cưới của họ và đảm bảo sự ngang bằng hơn giữa tất cả các tín ngưỡng, luật pháp có thể hỗ trợ những người muốn kết hôn với nhau, thay vì đặt ra những rào cản không cần thiết. Pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã ủng hộ quan điểm này”, ông cho biết thêm.

Ủy ban cho biết các khuyến nghị của họ có thể giảm đáng kể chi phí tổ chức đám cưới bằng cách cung cấp cho các cặp đôi các lựa chọn như tổ chức đám cưới tại nhà hoặc trong vườn, cũng không phải tốn kém chi phí xin phép tổ chức hôn lễ hoặc phải chờ cho đến khi các cơ sở tổ chức hôn lễ đã được đăng ký sắp xếp được thời gian. Sự linh hoạt về địa điểm tổ chức đám cưới cũng góp phần giải quyết tình trạng rất nhiều đám cưới bị dồn đọng lại bởi các hạn chế áp dụng trong đại dịch COVID-19.

Theo đó, nhiều quy định hiện hành là không nhất quán và không công bằng với tất cả mọi đối tượng. Đơn cử, nếu đề xuất của Ủy ban được thông qua, các sĩ quan, thuyền trưởng cũng có thể tiến hành một buổi lễ kết hôn được công nhận hợp pháp trên các con tàu của họ mà không cần phải cập bến vào đất liền để tổ chức đám cưới theo đúng quy định hiện tại. Bên cạnh đó, Ủy ban cũng chỉ ra, một số cặp vợ chồng đã phải tổ chức hai buổi lễ kết hôn, một buổi lễ theo đúng quy định của luật pháp và một buổi lễ kết hôn phản ánh niềm tin hoặc giá trị của họ nhưng không được pháp luật công nhận.

Sự nới lỏng cũng có thể mở rộng đến nội dung của buổi lễ kết hôn như lời thề, nghi lễ và các bài hát được chọn trong buổi lễ. Nội dung tôn giáo hiện bị cấm trong các đám cưới dân sự nhưng Ủy ban Pháp luật cho rằng cũng có thể cho phép các vợ chồng muốn kết hợp các yếu tố tôn giáo trong đám cưới của họ vì lý do văn hoá, miễn là họ đảm bảo sự tôn trọng đối với các quy tắc của tôn giáo đó.

Mặt khác, Ủy ban cũng đề xuất bãi bỏ yêu cầu về việc bắt buộc tổ chức công khai các đám cưới mặc dù truyền thống này bắt đầu từ khoảng thế kỷ 17. Tuy nhiên, điều quan trọng là tôn trọng ý chí của các cặp đôi thông qua việc cho họ lựa chọn việc thiết kế và tổ chức một đám cưới như thế nào có thể khiến họ thoải mái và ý nghĩa hơn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.