Đề xuất ngừng học trực tiếp lớp 1-6 ở Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
Số ca mắc tăng cao khiến nhiều trường đề nghị chuyển sang học trực tuyến từ 28/2 cho khối tiểu học và lớp 6.

Sáng 27/2, tại cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP Hà Nội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương cho biết 15/18 huyện, thị xã ngoại thành đề nghị chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến với khối lớp 1-6 để đảm bảo an toàn cho các cháu (khi chưa được tiêm chủng).

Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết có thể điều chỉnh việc học sang hình thức trực tuyến theo đề xuất của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Học sinh trường Tiểu học Ngô Sĩ Kiện, huyện Thanh Trì, đến trường sáng 10/2. Ảnh: Phạm Chiểu

Hôm 25/2, trong thông báo của UBND thành phố Hà Nội về đánh giá cấp độ dịch, Hà Nội có 74 đơn vị cấp xã, phường ở cấp độ ba. Thành phố có ngày trên 10.000 ca mắc Covid-19.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, tuần qua, số học sinh đi học trực tiếp giảm. Khối THPT giảm từ tỷ lệ trên 90% những ngày đầu xuống còn trên 75%; khối THCS còn hơn 77 % đến trường; học sinh tiểu học ở ngoại thành còn 79%.

Nguyên nhân là số ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội trên dưới 10.000, trong đó không ít là học sinh, giáo viên. Nhiều phụ huynh không yên tâm nên cho con ở nhà học trực tuyến.

Tại nhiều trường, số lượng F0, F1 chiếm hơn một nửa, buộc ban giám hiệu phải cho những lớp này chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn. Nhiều hiệu trưởng cho biết đang phải đối mặt với áp lực chưa từng có khi phải xoay xở, tổ chức học trực tiếp khi không đủ giáo viên.

Hôm 23/2, Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 nội thành trở lại trường vào tháng 3 . Theo kế hoạch cũ, cấp tiểu học và lớp 6 nội thành Hà Nội được trở lại trường từ 21/2. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt và tỷ lệ phụ huynh đồng thuận chưa cao, UBND thành phố đã quyết định hoãn học trực tiếp với 400.000 học sinh lớp 1-6 ở 12 quận nội thành.

Trước đó, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị ngoại thành học trực tiếp từ 10/2; còn ở 12 quận nội thành vẫn tiếp tục học trực tuyến, theo quyết định của UBND thành phố.

Học sinh từ lớp 7 đến 12 ở Hà Nội đã học trực tiếp kể từ 8/2.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.