Đề xuất nâng chế độ bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh

Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng đang hưởng lương, phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh.

So sánh tương quan với mức lương cơ sở hiện nay còn thấp

Theo Bộ Quốc phòng, ngày 27/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg về một số chế độ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ. Trong đó quy định quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng biên chế thuộc các đơn vị Công binh chuyên trách trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ được hưởng nguyên lương theo ngạch bậc, cấp bậc, quân hàm và phụ cấp lương (nếu có); được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật; hưởng sinh hoạt phí mức 60.000 đồng/người/ngày, tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ tại khu vực bãi bom, mìn, vật nổ (chế độ sinh hoạt phí không phải là phụ cấp lương).

Ngày 21/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2013/QĐ-TTg sửa đổi khoản 2 Điều 1 Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg; trong đó, nâng mức sinh hoạt phí từ 60.000 đồng/người/ngày lên mức 180.000 đồng/người/ngày.

Sau hơn 16 năm thực hiện Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg đã kịp thời động viên, khuyến khích quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh. Điều này cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng đất đai bị ô nhiễm, giúp ổn định đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cơ sở.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 30/2013/QĐ-TTg đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc đó là: Tại thời điểm ban hành Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg, đối tượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh được hưởng sinh hoạt phí (cách gọi khác là chế độ bồi dưỡng) mức 60.000 đồng/người/ngày. Trường hợp lấy mức lương cơ sở để so sánh tương quan thì mức hưởng sinh hoạt phí bằng 13,33% mức lương cơ sở (tại thời điểm năm 2007, áp dụng mức 450.000 đồng theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung).

Ngày 21/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2013/QĐ-TTg về sửa đổi khoản 2 Điều 1 Quyết định 122/2007/QĐ-TTg; theo đó, đối tượng trực tiếp tham gia rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh được hưởng sinh hoạt phí mức 180.000 đồng/người/ngày. Trường hợp lấy mức lương cơ sở để so sánh tương quan thì mức hưởng sinh hoạt phí bằng 17,14% mức lương cơ sở (tại thời điểm năm 2012, áp dụng mức 1.050.000 đồng theo Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung).

Từ năm 2013 đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã 06 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, từ mức 1.050.000 đồng lên mức 1.800.000 đồng (tăng 71,43%). Đồng thời, giá cả thị trường đã có sự biến động nhưng chế độ sinh hoạt phí đối với lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ không thay đổi, so sánh tương quan với mức lương cơ sở hiện nay còn thấp. Từ đó, tác động đến tư tưởng, tâm lý, đời sống và kết quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ.

Ngày 1/2/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh; trong đó, nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh gồm: (i) Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi); (ii) Nguồn vốn các doanh nghiệp; (iii) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Các chương trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý toàn diện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan. Chi phí dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và theo thỏa thuận với nhà tài trợ nước ngoài; trong đó, chi phí bồi dưỡng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi tham gia thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ thuộc chi phí nhân công trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh; mức hưởng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, mức hưởng hiện nay đang áp dụng theo Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 30/2013/QĐ-TTg đang có sự bất cập như đã nêu ở trên nên cần thiết phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Để đảm bảo khắc phục bất cập hiện hành; động viên lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng đề xuất xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng đang hưởng lương, phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh thay thế Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 30/2013/QĐ-TTg là cần thiết và phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 18/2019/NĐ-CP.

Nâng mức hưởng từ 180.000 lên 350.000 đồng/người/ngày

Trong dự thảo Quyết định đề xuất nâng chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh.

Cụ thể, mức hưởng chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh là 350.000 đồng/người/ngày, tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ tại khu vực khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ.

Đề xuất nâng mức hưởng từ 180.000 đồng/người/ngày lên mức 350.000 đồng/người/ngày nhằm khắc phục những bất cập hiện hành và phù hợp với tình hình thực tiễn; kịp thời động viên, khích lệ quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức đang hưởng lương, phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dự thảo cũng quy định về chế độ, chính sách đối với đối tượng khi làm nhiệm vụ nếu bị thương, bị bệnh hoặc hy sinh được xem xét, công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công. Nội dung này kế thừa quy định, phù hợp với Quyết định số 122/2007/QĐ-TTg và phù hợp với quy định của pháp lệnh về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Dự thảo đang được Bộ Quốc phòng lấy ý kiến góp ý rộng rãi trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 thực hiện hiệu quả Chương trình hành động 231

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 thực hiện hiệu quả Chương trình hành động 231

(PLVN) - Ngày 19/9, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chương trình hành động 231-CTr/ĐU của Đảng ủy Quân sự Trung ương, nhằm triển khai Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đọc thêm

Sư đoàn 346 Quân khu 1 chủ động ứng phó thiên tai, bão lũ

CBCS SĐ 346 đưa người dân bị thương do sạt lở đất đi cấp cứu.
(PLVN) - Chủ động ứng phó thiên tai, bão lũ, những năm qua Sư đoàn (SĐ) 346 Quân khu 1 đã tổ chức huấn luyện, triển khai có hiệu quả mô hình “dân vận khéo”, góp phần củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân với quân đội, tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân.

Sát cánh cùng Nhân dân trong cuộc chiến thời bình

Bộ đội Quân khu 1 cùng Đoàn công tác vận chuyển lương khô đến với bà con Nhân dân xã Linh Sơn, TP Thái Nguyên. (Ảnh: Quang Thiện)
(PLVN) - Sau nhiều ngày căng mình chống bão cứu dân, bảo vệ tài sản, tìm kiếm cứu nạn, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) các cơ quan, đơn vị Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ vẫn chưa một phút ngơi tay; tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích, giúp các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ.

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5
Sáng 13/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Vernon Coaker, Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5.

Quân khu 2 nỗ lực giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai

LLVT Sa Pa tìm thấy nạn nhân mất tích tại thôn Bản Kim, xã Thanh Bình.
(PLVN) - Phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, những ngày qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu (QK)2 không quản khó khăn, vất vả, luôn có mặt sớm nhất, kịp thời giúp cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương khắc phục hậu quả sau bão số 3 với tinh thần nơi nào Nhân dân cần, nơi đó có Bộ đội Cụ Hồ.

Bộ trưởng Phan Văn Giang thăm chính thức Hoa Kỳ

Hai Bộ trưởng ký bản cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về hợp tác quốc phòng. (Ảnh: Mỹ Hạnh).
(PLVN) - Nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 11/9.

Trung tâm 47 Bộ Tham mưu Hải quân: Triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình thi đua

Đại tá Phạm Văn Tần. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Hướng tới chào mừng Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) Quân chủng Hải quân (QCHQ), Đảng ủy, chỉ huy Trung tâm (TT) 47 Bộ Tham mưu (BTM) Hải quân đã triển khai nhiều biện pháp sát với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; tổ chức phát động Phong trào TĐQT, ký kết giao ước thi đua giữa các cơ quan, đơn vị; triển khai kế hoạch sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), kế hoạch công tác chuyên môn… với mục tiêu giữ vững danh hiệu “Đơn vị phục vụ SSCĐ tiêu biểu xuất sắc nhất QCHQ”.

BĐBP Cà Mau 'nâng bước' học sinh khó khăn đến trường

BĐBP Cà Mau 'nâng bước' học sinh khó khăn đến trường
(PLVN) - Theo thông lệ hàng năm, dịp khai giảng năm học mới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau và các Đồn Biên phòng lại tặng học bổng cho học sinh trong Chương trình “Nâng bước em đến trường – con nuôi đồn biên phòng” tại các điểm trường trên khu vực biên giới của tỉnh.

Nhân viên Viettel được đặc cách trở thành quân nhân chuyên nghiệp vì hành động cứu người lúc thiên tai

Trung úy Nguyễn Đức Tài
(PLVN) -  Thực hiện quyết định của Quân ủy Trung ương về việc tuyển dụng Quân nhân chuyên nghiệp đối với cá nhân có thành tích xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel vừa tổ chức trao quyết định đối với nhân viên Nguyễn Đức Tài vì hành động quả cảm cứu bé gái trong vụ sạt lở đất tại Hà Giang vào tháng 7 vừa qua.

Lữ đoàn thông tin 602 Hải quân bảo đảm thông tin liên lạc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Các đại biểu tham quan máy móc trưng bày tại Đại hội TĐQT của LĐTT 602. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh)
(PLVN) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo đảm thông tin liên lạc (TTLL) phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, những năm qua, Lữ đoàn thông tin 602 (LĐTT 602) luôn phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ với tỷ lệ bảo đảm TTLL hơn 99%, vượt chỉ tiêu được giao.

BĐBP tỉnh Cà Mau đồng hành cùng các em học sinh khu vực biên giới đến trường

BĐBP tỉnh Cà Mau đồng hành cùng các em học sinh khu vực biên giới đến trường
(PLVN) - Hòa cùng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025, ngày 5/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau và các đồn Biên phòng đã đến dự lễ khai giảng năm học và tặng học bổng cho các em học sinh trong Chương trình “Nâng bước em đến trường – Con nuôi đồn Biên phòng” do đơn vị nhận đỡ đầu tại các điểm trường trên khu vực biên giới tỉnh Cà Mau.

Đồn Biên phòng Hoành Mô (Quảng Ninh): Nỗ lực bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô tuần tra bảo vệ biên giới.
(PLVN) - Thời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đồng thời chăm lo, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn.