Đề xuất gỡ vướng trong xác định giá trị rừng trồng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên quan đến quy định pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay các công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành việc xác định giá trị rừng trồng để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Mới đây, được sự ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Tư pháp Lâm Đồng đã có báo cáo gửi Bộ Tư pháp đề xuất định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Theo đó, trước đây việc xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp được căn cứ vào 3 phương pháp quy định tại các Điều 5, 6 và 7 Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 24/5/2015 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp, gồm: Phương pháp xác định giá trị rừng trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản; phương pháp xác định giá trị rừng trồng trong thời kỳ sinh trưởng phát triển và phương pháp xác định giá trị rừng trồng đã thành thục công nghệ.

Tuy nhiên, ngày 16/11/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng; theo đó “Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7 và các nội dung quy định về định giá rừng trồng tại Thông tư liên tịch số 17 nói trên, đồng thời chỉ quy định định giá rừng trồng đối với các trường hợp: Cho thuê rừng; thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn); các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật Lâm nghiệp và thuế, phí, lệ phí liên quan đến rừng. Do đó, hiện nay đối với các công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành việc xác định giá trị rừng trồng để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Do đó, Sở Tư pháp kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT đối với nội dung xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp để các địa phương có cơ sở tiếp tục thực hiện.

Thêm nội dung bất cập nữa là tại Điều 90 Luật Đất đai năm 2013 quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi, theo đó UBND tỉnh có thẩm quyền quy định mức bồi thường cụ thể đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch (khoản 2 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013). Đối với trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định trên có những có khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc tính toán bồi thường thiệt hại, ví dụ: Tại điểm a, b khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định: “a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất”, “b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất”.

Thực tế thực hiện những quy định về xác định giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và xác định giá trị hiện có vườn cây với quy mô lớn rất khó khăn. Do đó, cần kiến nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng giao cho UBND tỉnh căn cứ điều kiện, tình hình quản lý nhà nước tại địa phương để tham mưu HĐND tỉnh thông qua nghị quyết bảng giá bồi thường giống cây trồng hàng năm.

Đọc thêm

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Quy định mới về thủ tục thi tuyển viên chức

Thí sinh dự thi viên chức xem danh sách phòng thi. (Ảnh: dantri.vn)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đã ký Quyết định 168/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Các mức phạt khi chậm sang tên 'sổ đỏ'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo Luật Đất đai 2024, sau khi công chứng hợp đồng mua bán người dân cần thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ trong thời hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời hạn sẽ bị phạt nặng..

Quy định mới về cấp giấy chứng nhận lương y

Hội viên Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên bốc thuốc cho người bệnh. (Ảnh: baothainguyen.vn)
(PLVN) - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Những khoản phụ cấp được tính hoặc xóa bỏ từ 1/7/2024

Ảnh minh họa.

(PLVN) -  Kể từ 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp sẽ có một số loại phụ cấp được xóa bỏ, đồng thời thêm 9 loại phụ cấp tiền lương mới.