Đề xuất đối tượng được khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết khiếu nại, tố cáo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

12/93 bộ, ngành, địa phương chưa cập nhật các vụ việc

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, đơn vị đã chủ động xây dựng Cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (CSDL) và đã bước đầu đưa vào sử dụng trên toàn quốc từ ngày 15/3/2018. Việc sử dụng CSDL này nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời theo dõi, nắm bắt thông tin liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và xử lý kiến nghị, phản ánh, hạn chế tình trạng đơn thư trùng lặp và tiết kiệm thời gian thu thập, theo dõi, thuận lợi cho công tác tổng hợp, báo cáo.

Đến nay, đã có 81/93 bộ, ngành, địa phương sử dụng hệ thống CSDL, 12/93 bộ, ngành, địa phương chưa cập nhật các vụ việc khiếu nại, tố cáo vào hệ thống CSDL. Tuy nhiên, việc triển khai CSDL về khiếu nại, tố cáo gặp khó khăn, vướng mắc do hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc cập nhật, duy trì, kết nối, chia sẻ và khai thác, sử dụng thông tin trong CSDL, chưa có quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương phải cập nhật dữ liệu CSDL để hình thành dữ liệu về vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thống nhất, đầy đủ từ Trung ương đến địa phương.

Theo TTCP việc xây dựng và ban hành Nghị định quy định CSDL quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là cần thiết để thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân và để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về vấn đề này.

Xác định cụ thể đối tượng được khai thác

Điều 6 dự thảo Nghị định quy định các trường thông tin phù hợp với CSDL về khiếu nại, tố cáo đã được xây dựng và có bổ sung phù hợp với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Các thông tin này được quy định cụ thể để bảo đảm có cơ sở pháp lý rõ ràng cho những người có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý, số hóa và cập nhật thông tin vào CSDL.

Về vụ việc cập nhật: Điều 7 dự thảo Nghị định quy định loại vụ việc được cập nhật, gồm: (1) Việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người kiến nghị, phản ánh; vụ việc khiếu nại, tố cáo có quyết định thụ lý giải quyết kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực; (2) Vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, vụ việc đã có kết luận nội dung tố cáo kể từ ngày 01/7/2012 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật. Việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh kể từ ngày 01/7/2014; (3) Vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài không thuộc trường hợp loại vụ việc (1) được cập nhật theo hướng dẫn, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về thẩm quyền, phạm vi khai thác, dự thảo Nghị định nêu rõ: Các cơ quan có trách nhiệm cập nhật các thông tin, vụ việc được khai thác thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong CSDL bao gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Thành viên Chính phủ, các Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong phạm vi toàn quốc; Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban đảng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong phạm vi toàn quốc; HĐND và UBND, Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và đại biểu HĐND cấp tỉnh có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu trong phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh; các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin khác theo quy định của pháp luật cũng được quyền khai thác Cơ sở dữ liệu.

Đọc thêm

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.