Đề xuất điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết về điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng hoặc người có liên quan quy định tại Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH ngày 9/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều kiện xác nhận người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945

Về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, dự thảo Nghị định nêu rõ: Người hoạt động cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 khi có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn gồm:

Đã tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19/8/1945 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24/12/1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21/3/1979 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng hưởng chính sách, chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945.

Về căn cứ để xác nhận: Đối với người hoạt động cách mạng còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần sau ngày 30/ 6/1999 thì căn cứ vào một trong các giấy tờ sau có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau: Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 1/3/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa III; lý lịch đảng viên khai theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20/4/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30/ 4/1975.

Đối với người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần từ ngày 30/6/1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ sau có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau: Lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này; hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; hồ sơ liệt sĩ; lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được ban thường vụ cấp ủy cấp trên duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản; hồ sơ, tài liệu có giá trị pháp lý đang lưu giữ tại cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước từ cấp huyện trở lên.

Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 còn sống sẽ được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng từ tháng ban hành quyết định công nhận. Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 50 triệu đồng; người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng. Trợ cấp một lần được hưởng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám

Vẫn theo dự thảo Nghị định, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận nhóm đối tượng này là những người hoạt động cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 khi có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh.

Về căn cứ xác nhận đối với người hoạt động cách mạng còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần từ ngày 1/1/1995 trở về sau thì căn cứ một trong các giấy tờ sau có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng: Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; lý lịch đảng viên khai theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20/4/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

Đối với người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần từ trước ngày 1/1/1995 thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau đây: Lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này; hồ sơ khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; hồ sơ liệt sĩ; lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được ban thường vụ cấp ủy cấp trên duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản; hồ sơ, tài liệu có giá trị pháp lý đang lưu giữ tại cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước từ cấp huyện trở lên.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống được hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng ban hành quyết định công nhận. Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 25 triệu đồng; người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng. Trợ cấp một lần được hưởng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.

Đọc thêm

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.