Đề xuất điều kiện, chức danh để được khen thưởng quá trình cống hiến

Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2022.
Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Điều kiện để xét khen thưởng quá trình cống hiến

Theo Bộ Nội vụ, Luật Thi đua, khen thưởng (TĐ-KT) có đối tượng điều chỉnh rộng, rất đa dạng, mỗi đối tượng được điều chỉnh có đặc thù khác nhau về tính chất, vị trí pháp lý, ngành nghề, nhiệm vụ công tác, đặc điểm hoạt động. Mặc dù đã luật hóa các quy định và được thực hiện ổn định trong thời gian qua vào Luật để cụ thể hơn các tiêu chuẩn, điều kiện so với Luật hiện hành, tuy nhiên vẫn chưa xử lý được phạm vi và đối tượng một cách chi tiết. Vì vậy, trên cơ sở các quy định của Luật TĐ-KT 2022, các văn bản quy định chi tiết sẽ quy định cụ thể hơn điều kiện, tiêu chuẩn của các nhóm đối tượng, lĩnh vực để bảo đảm tính khả thi và bao quát được thực tiễn đời sống xã hội, cũng như tạo thuận lợi trong quá trình tra cứu, nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Do vậy, việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐ-KT là cần thiết nhằm quy định chi tiết các điều khoản được giao trong Luật đảm bảo Nghị định có hiệu lực thi hành đồng thời cùng với hiệu lực thi hành của Luật; đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý trong quá trình triển khi thực hiện Luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về TĐ-KT trong tình hình mới.

Luật TĐ-KT 2022 quy định rõ các loại hình KT gồm: KT công trạng, KT đột xuất, khen thưởng phong trào TĐ-KT quá trình cống hiến, KT theo niên hạn, KT đối ngoại. Trong đó, KT quá trình cống hiến là KT cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Vì thế, trong dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ đã quy định cụ thể về thời gian tham gia công tác để xét KT quá trình cống hiến. Theo đó, cán bộ tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 là những người tham gia cách mạng trước ngày 1/1/1945, người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19/8/1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Cán bộ tiền khởi nghĩa là người tham gia cách mạng từ ngày 1/1/945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Cán bộ hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ là người có thời gian tham gia công tác liên tục từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 30/4 /1975.

Còn cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là người có thời gian tham gia công tác liên tục trong thời

gian từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 20/7/1954; cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ là người tham gia công tác liên tục trong khoảng thời gian sau ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975. Với người tham gia công tác từ sau ngày 30/4/1975 đến nay là cán bộ công tác trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dự thảo Nghị định cũng đề xuất: Những người có quá trình cống hiến đã đến tuổi nghỉ chế độ hưu trí mà chưa được KT quá trình cống hiến (kể cả các trường hợp đã hy sinh, từ trần) cũng được thực hiện xem xét, đề nghị KT.

Các chức danh tương đương được xem xét khen thưởng

Tại Điều 23 dự thảo Nghị định đã đề xuất về chức danh tương đương để xét KT quá trình cống hiến gồm: chức danh tương đương Bộ trưởng; chức danh tương đương Thứ trưởng, Phó Trưởng ban Đảng, Phó Trưởng đoàn thể Trung ương; chức danh tương đương Vụ trưởng (Cục trưởng); chức danh tương đương Phó Vụ trưởng (Phó Cục trưởng); chức danh tương đương Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; chức danh tương đương Giám đốc Sở, Trưởng các đoàn thể cấp tỉnh; chức danh tương đương Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Để được KT, các cá nhân có các chức danh nêu trên phải đáp ứng điều kiện được bộ, ban, ngành, tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước KT quá trình cống hiến cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi có thông báo nghỉ chế độ hưu trí. Trường hợp cá nhân đã được KT quá trình cống hiến sau đó tiếp tục công tác, đảm nhiệm các chức vụ mới ở các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, nếu có thành tích trong công tác sẽ được đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức KT theo quy định.

Đối với cá nhân bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, bị kỷ luật ở hình thức ở mức buộc thôi việc; bị tước danh hiệu quân nhân, quân hàm sĩ quan hoặc quân hàm chuyên nghiệp thì không KT. Còn cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ Đảng, sau đó đã sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu và được kết nạp lại vào Đảng, nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định thì thời gian sau khi kết nạp Đảng lần sau được xét KT.

Dự thảo cũng đề xuất, hạ một mức khen đối với cá nhân đã bị kỷ luật lưu Đảng, khai trừ ra khỏi Đảng sau đó được kết nạp lại, cá nhân: bị cách chức, giáng chức, giáng cấp bậc quân hàm, hạ bậc lương, cảnh cáo. Hình thức kỷ luật chỉ xem xét một lần đối với một hình thức KT(những lần xét khen sau không căn cứ vào hình thức kỷ luật đã xét KTlần trước). Ban TĐ-KT T.Ư xin ý kiến Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đối với cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước KT.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.