Đề xuất đẩy mạnh đấu giá tài nguyên khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần quy định rõ về giới hạn công suất khai thác mỏ theo thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường. (Ảnh: VGP/Minh Khôi).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần quy định rõ về giới hạn công suất khai thác mỏ theo thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường. (Ảnh: VGP/Minh Khôi).
(PLVN) - Chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Tại cuộc họp, một số nhóm vấn đề Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) xin ý kiến như phân nhóm khoáng sản để có giải pháp quản lý phù hợp theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính; ngân sách nhà nước đầu tư điều tra cơ bản, thăm dò các loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn sau đó đấu giá quyền khai thác.

Bộ TN&MT cũng nêu một số vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản; quy định căn cứ, thẩm quyền cấp phép đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng khai thác hàng năm; thẩm quyền đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp đề nghị đẩy mạnh đấu giá tài nguyên khoáng sản theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 10); làm rõ cơ sở, căn cứ khoa học về việc quản lý đất đá, cát, sỏi như khoáng sản; rà soát, bảo đảm tính khả thi trong thực hiện các quy định trong dự thảo Luật, thống nhất, đồng bộ với một số luật liên quan về đầu tư, quy hoạch, đấu giá, đất đai, tài chính...

Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, các thủ tục đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản cần thống nhất, đồng bộ với Luật Đầu tư.

Các đại biểu đề xuất cần có đầu mối chịu trách nhiệm quản lý thống nhất trong điều tra, thăm dò địa chất, tài nguyên khoáng sản; đồng thời phân định rõ phạm vi, thẩm quyền quản lý của các Bộ chuyên ngành về khai thác, chế biến, sử dụng... khoáng sản. Một số ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm loại khoáng sản vật liệu xây dựng công nghiệp, thông thường; đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đánh giá tác động đối với quy định hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản đối với khu vực rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng thay vì cấm như Luật Khoáng sản hiện hành...

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị lãnh đạo Bộ TN&MT, các Bộ, ngành liên quan làm rõ mức độ thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 10 trong dự án Luật. Bên cạnh đó, dự án Luật phải làm rõ khả năng giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ra; quán triệt tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng “chia tách giữa quản lý quy hoạch, điều tra cơ bản với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản”.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính về tính pháp lý trong quy định thu tiền cấp quyền khai thác theo sản lượng khai thác thực tế; làm rõ nội hàm các loại khoáng sản chiến lược, giá trị, nhu cầu sử dụng lớn được Nhà nước đầu tư điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng cũng như các loại khoáng sản vật liệu xây dựng chủ lực, thông thường. Ngoài ra, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với pháp luật về đầu tư.

Cho ý kiến về một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng cần quy định rõ giới hạn về công suất khai thác mỏ theo thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường; thống nhất cơ sở pháp lý về điều kiện thu hồi giấy phép khai thác mỏ, đóng cửa mỏ của pháp luật đầu tư, đất đai, môi trường, nông nghiệp; bổ sung quy định đánh giá tác động, cân nhắc giữa lợi ích bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa, tự nhiên, rừng với tài nguyên khai thác.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ phương án sử dụng lớp đất đá phát sinh trong quá trình khai thác mỏ; làm rõ khái niệm điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản; xây dựng tiêu chí doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đấu giá trong điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản; đánh giá đầy đủ giá trị, phương án khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.