Đề xuất đầu tư gần 147 nghìn tỷ xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Dự án cao tốc Bắc - Nam là huyết mạch, rất quan trọng. Ảnh: Dân trí
Dự án cao tốc Bắc - Nam là huyết mạch, rất quan trọng. Ảnh: Dân trí
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ đề xuất tổng mức đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông khoảng 146.990 tỷ đồng. Trong đó phần vốn giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội dự kiến một phần, phần còn thiếu khoảng 72.497 tỷ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 6, sáng 10/12, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh sự cần thiết đầu tư Dự án khi hành lang vận tải trên trục Bắc – Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Trên hành lang này, tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông theo quy hoạch dài 2.063 km, đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư cần sớm hoàn thành để tạo động lức, sức lan toả phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ đầu tư 729 km trên các đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập.

Để bảo đảm tiến độ hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ sẽ xem xét trường hợp địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng công trình và có văn bản đề xuất được thực hiện, sẽ xem xét giao thực hiện đầu tư dự án thành phần thuộc địa giới hành chính của địa phương đó. Trường hợp địa phương không đủ năng lực, kinh nghiệm, Bộ Giao thông vận tải sẽ trực tiếp thực hiện đầu tư.

Với vai trò là trục xương sống, dự án đặc biệt quan trọng của đất nước, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành Dự án theo Kết luận số 18-KL/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ kiến nghị triển khai Dự án theo hình thức đầu tư công. Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.

Về tổng mức đầu tư, Bộ trưởng Thể cho biết, Chính phủ đề xuất tổng mức đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông khoảng 146.990 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2021 – 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng; giai đoạn 2026 – 2030 bố trí khoảng 27.324 tỷ đồng.

Đối với phần vốn giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội dự kiến một phần tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 (47.168 tỷ đồng). Phần còn thiếu khoảng 72.497 tỷ, Chính phủ kiến nghị phần vốn cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án sẽ áp dụng các công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải (đứng) đề nghị Chính phủ nghiên cứu có phương án thu hồi vốn khả thi đưa vào Dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải (đứng) đề nghị Chính phủ nghiên cứu có phương án thu hồi vốn khả thi đưa vào Dự án.

Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội, trong đó xác định “Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế có một số lưu ý. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, trong đó đã phân bổ vốn cho rất nhiều các dự án giao thông đường bộ sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có Dự án. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn ngoài nhà nước cho các dự án giao thông PPP đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch. Đồng thời, cần khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế của các dự án giao thông BOT thời gian qua.

Về đề nghị giao cho một số địa phương có Dự án đi qua thuộc địa giới hành chính của địa phương đó có đủ năng lực, kinh nghiệm để quản lý đầu tư xây dựng, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc giao cho địa phương là chưa phù hợp với Kết luận của Chủ tịch Quốc hội tại Thông báo số 530/TB-TTKQH.

Đồng thời sẽ phát sinh một số hạn chế, bất cập như việc giao cho địa phương sẽ không phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công...; các địa phương mà Dự án đi qua chưa từng triển khai thực hiện công trình có quy mô lớn, phức tạp như Dự án này có thể dẫn đến sự lúng túng cho các địa phương.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu có phương án thu hồi vốn khả thi đưa vào Dự án khai thác sử dụng để tạo nguồn trả nợ, nguồn duy tu sửa chữa lớn, nguồn đầu tư các công trình khác, có giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc không để thiếu nguyên vật liệu, các điều kiện bảo đảm khác để Dự án hoàn thành đúng tiến độ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc đầu tư toàn bộ Dự án bằng vốn đầu tư công nhưng đề nghị Chính phủ rà soát, điều hoà vốn đầu tư công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 và nguồn vốn đầu tư công trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội để ưu tiên vốn cho các chương trình trọng điểm có tác dụng lan toả, thúc đẩy tăng trưởng, có khả năng hấp thụ vốn.

Thảo luận về Dự án, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm, dự kiến nằm trong gói kích thích kinh tế nên tinh thần là chúng ta phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt; tổ chức thực hiện thật tốt. Về việc giao cho địa phương thực hiện Dự án đi qua địa giới hành chính, Chủ tịch QH lưu ý, Dự án này muốn triển khai nhanh, tập trung thống nhất thì Chính phủ nên giao Bộ Giao thông vận tải thực hiện.

Để triển khai nhanh thì cần chú trọng công tác giải phóng mặt bằng và pháp luật hiện hành cho phép áp dụng quy trình giải phóng mặt bằng rút gọn. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đừng để lặp lại tình trạng thay đổi phương thức đấu thầu, phương thức đầu tư khiến thời gian thực hiện bị kéo dài.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.