Đề xuất đầu tư 15 dự án giao thông trọng điểm với 32.000 tỷ đồng từ ngân sách

Phương án kiến trúc cầu Cần Giờ được chọn hồi tháng 4/2019.
Phương án kiến trúc cầu Cần Giờ được chọn hồi tháng 4/2019.
(PLVN) - 15 dự án giao thông, 6 chương trình đầu tư công tổng vốn hơn 100.000 tỷ đồng được kiến nghị lập đề xuất chủ trương đầu tư năm 2021 để chủ động thực hiện những năm tới. 

Kiến nghị được Giám đốc Sở GTVT TP HCM Trần Quang Lâm đưa ra tại Hội nghị duyệt kế hoạch công tác năm 2021 của Sở, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình, ngày 8/3. Thủ tục lập đề xuất chủ trương đầu tư những dự án, chương trình nói trên cần hơn 26 tỷ đồng.

Trong số dự án này, hai công trình có tổng mức đầu tư lớn nhất là đường trên cao số 1 (từ nút giao Cộng Hòa, quận Tân Bình đến đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh), vốn 17.500 tỷ đồng; số 5 (từ nút giao trạm 2, TP Thủ Đức đến ngã tư An Sương, quận 12), mức đầu tư 15.400 tỷ đồng.

Kế đến là cầu Cần Giờ (nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè), vốn gần 10.000 tỷ đồng; cầu Thủ Thiêm 4 (nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm qua quận 7), 5.300 tỷ đồng; đoạn vành đai 2 từ QL1 đến đường Nguyễn Văn Linh (quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh), tổng vốn hơn 9.200 tỷ đồng; mở rộng QL 13 từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu (TP Thủ Đức), gần 10.000 tỷ đồng.

Sở GTVT cũng kiến nghị lập đề xuất chủ trương đầu tư hoàn thiện đoạn vành đai phía Đông từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy, vốn hơn 1.200 tỷ đồng; đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến nút giao Nguyễn Duy Trinh - vành đai 2 (TP Thủ Đức), hơn 1.000 tỷ đồng; dự án kết nối Metro số 1 và 2 tại ga Bến Thành (quận 1), vốn gần 2.100 tỷ đồng.

Một số dự án khác cũng được đề xuất như xây cụm cảng trung chuyển - ICD (Thủ Đức); bến xe Miền Tây mới; bến xe hàng; trục đường Bắc - Nam (đoạn Nguyễn Văn Linh - cầu Bà Chiêm); cầu Bình Quới, cầu Bình Quới - Rạch Chiếc.

Theo Giám đốc Sở GTVT, 15 dự án này đều "trọng điểm, cấp bách", cần ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh công tác chuẩn bị. Việc sớm đầu tư giúp tăng kết nối giữa các khu vực và góp phần phát triển kinh tế - xã hội TP cùng các tỉnh lân cận. Vốn đầu tư các công trình dự tính sử dụng hơn 32.000 tỷ đồng từ ngân sách, còn lại bằng các hình thức như đối tác công - tư (PPP), vốn khác... Riêng 6 chương trình đầu tư công, tổng đầu tư gần 4.300 tỷ đồng.

Cùng với đề xuất lập chủ trương đầu tư các dự án, Sở GTVT cho biết sẽ phối hợp các bên đẩy nhanh dự án trọng điểm đang triển khai như: Metro số 1, số 2, vành đai 2, mở rộng xa lộ Hà Nội, cầu Thủ Thiêm 2, nút giao Mỹ Thuỷ, các công trình quanh sân bay Tân Sơn Nhất... Đồng thời Sở GTVT đề ra 9 đầu việc tập trung thực hiện trong năm 2021 như đầu tư phát triển hạ tầng; vận tải hành khách, hàng hoá; quản lý, khai thác hạ tầng; ứng dụng công nghệ thông tin...

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoà Bình cơ bản thống nhất các chương trình, nhiệm vụ năm 2021 của ngành giao thông. Tuy nhiên, ông Bình đề nghị cần lên chiến lược chi tiết, thể hiện những nhiệm vụ trọng tâm 5 năm tới. Trong đó, Sở cần tập trung cho giao thông khu nội đô, kết nối liên vùng và các đường vành đai.

Lãnh đạo TP cũng đề nghị nghiên cứu cốt nền đường giao thông gắn quy hoạch đô thị do việc này liên quan lập quy hoạch điều chỉnh TP HCM, theo kế hoạch thông qua năm 2022. Do đó ngành giao thông cần có đánh giá để góp ý cụ thể cho từng khu vực phù hợp. Ngoài ra, ông Bình cũng đề nghị nghiên cứu chuyển đổi xe chở rác dân lập hiện nay để văn minh, an toàn và phù hợp với đặc thù các đường tại TP HCM.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.