Đề xuất Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Ảnh minh họa: Nông nghiệp Việt Nam
Ảnh minh họa: Nông nghiệp Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật gồm: Cây và các bộ phận của cây. Các sản phẩm của cây bao gồm: các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây; các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật; bột có nguồn gốc thực vật; cọng thuốc lá, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh (trừ các loại rong, tảo, thực vật thuỷ sinh sống ở biển); gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa; nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật (trừ thức ăn ở dạng thành phẩm đã đóng gói kín và ghi nhãn); giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.

Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men). Kén tằm, gốc rũ kén tằm. Các loại côn trùng, nhện , nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại (trừ dạng tiêu bản) phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học. Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo dự thảo, bao gồm: Cây, hạt giống, cây giống và các bộ phận có thể làm giống của cây (trừ cây ở dạng nuôi cấy mô, hạt giống các loại cây rau họ thập tự, hạt giống lúa, ngô, kê, hạt giống hành, tỏi). Củ, quả tươi. Cỏ (trừ dạng cỏ khô) và hạt cỏ. Sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Thực vật nhập khẩu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Dự thảo hiện đang được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trên cả nước.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.