Đề xuất cơ quan hành chính không giải quyết tranh chấp đất đai: Bắt bệnh chưa đúng?

Người dân bị thu hồi đất sai quy định trình bày sự việc trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại TP HCM
Người dân bị thu hồi đất sai quy định trình bày sự việc trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại TP HCM
(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa có đề xuất gây chú ý khi kiến nghị Quốc hội xem xét chuyển giao việc giải  quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền cơ quan hành chính hiện nay sang tòa án thực hiện.

Đề xuất này được nêu ra trong Báo cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) năm 2019 mà Thanh tra Chính phủ (TTCP) thay mặt Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội Khóa XIV. Theo báo cáo này, trong bối cảnh tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến, nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đã khiến KNTC liên quan đất đai vẫn chiếm tỷ trọng lớn (70%), là nguy cơ gây ra những bất ổn trong xã hội.

Bộ TNMT cho rằng việc giải quyết tranh chấp đất đai đang có nhiều tồn tại, vướng mắc cần phải xem xét sửa đổi. Theo Bộ này, theo Điều 203 Luật Đất đai thì thẩm quyền của giải quyết tranh chấp với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư là của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh; nếu không đồng ý quyết định giải quyết lần đầu thì có thể khiếu nại đến cơ quan hành chính cấp trên (UBND cấp tỉnh hoặc Bộ TNMT). “Quy định hiện hành dẫn đến việc giải quyết lần 2 là giải quyết khiếu nại với quyết định giải quyết lần đầu, dẫn đến vụ giải quyết tranh chấp đất đai trở thành giải quyết khiếu nại gây khiếu kiện phức tạp, kéo dài”, quan điểm của Bộ TNMT.

Bộ TNMT cho rằng Quốc hội nên sửa đổi điều luật theo hướng quy định rõ hoặc là việc giải quyết tranh chấp đất đai do TAND giải quyết (kể cả trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất); hoặc việc giải quyết tại cơ quan hành chính (UBND các cấp) chỉ giải quyết lần đầu, việc giải quyết lần 2 do TAND giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, Bộ này đề xuất cần bổ sung quy định thời gian hiệu lực của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp.

Một số chuyên gia pháp lý cho rằng đề xuất trên là “bắt bệnh” chưa đúng. Luật sư (LS) Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy, Đoàn LS TP Hà Nội) cho rằng, vấn đề không phải cơ quan nào giải quyết tranh chấp đất đai; mà mấu chốt, quan trọng nhất là tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai và những việc có liên quan. Ví dụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải công khai trên thực tế, trên cổng thông tin điện tử của địa phương để ai cũng có thể vào mạng tra cứu, nắm bắt. 

Đồng tình, LS Vũ Văn Đồng (Trưởng Văn phòng LS Miền Trung - Hà Nội) cũng cho rằng, vấn đề thẩm quyền không phải là yếu tố then chốt, quyết định dẫn đến việc tồn đọng, kéo dài. Mà vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xử lý giải quyết và trách nhiệm cán bộ, công chức trong thi hành công vụ nói chung và các vụ việc đất đai nói riêng mới là điều cần bàn và khắc phục. 

LS Đồng cho hay, không chỉ ở cơ quan hành chính, tồn đọng án đất đai tại tòa án cũng không ít. Có những vụ án kéo dài tới tận 15 năm, TAND Cấp cao hủy án sơ thẩm và phúc thẩm nhiều lần do vi phạm về tố tụng cũng như sai sót về nội dung. “Điều này cho thấy nếu hoàn toàn chuyển thẩm quyền cho tòa án trong giải quyết tranh chấp đất đai để tránh khiếu tố kéo dài, phức tạp như quan điểm của Bộ TN&MT cần phải cân nhắc”, LS Đồng nói. 

Để khắc phục, LS Từ cho rằng cần có sự thay đổi quyết liệt, mạnh mẽ trong giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó cần thay đổi về ý thức và hành động của các cơ quan chức năng. Trước tiên là UBND các cấp phải tiên phong trong cung cấp chứng cứ khi tòa án yêu cầu cung cấp hoặc trực tiếp đứng ra hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai khi vụ việc tranh chấp được đương sự lựa chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền. 

Đồng thời, các LS cũng cho rằng, UBND các cấp, tòa án cần có cơ chế để tuyển dụng được những cán bộ tâm huyết, hiểu pháp luật, giải quyết tranh chấp đất đai một cách công tâm. Bên cạnh đó cũng cần xử lý nghiêm tiêu cực trong khi giải quyết tranh chấp đất đai. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.