Đề xuất chi xây dựng mô hình tổ chức quần chúng bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Thông tư quy định về quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụ thông tư

Dự thảo Thông tư đề xuất quy định quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương chủ trì tổ chức thực hiện xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (PTTDBVANTQ).

Theo Dự thảo, đối tượng áp dụng bao gồm: Lực lượng Công an nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan Trung ương chủ trì thực hiện công tác xây dựng PTTDBVANTQ; UBND các cấp; tổ chức chính trị - xã hội các cấp; cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội; lực lượng không chuyên trách làm nhiệm vụ PTTDBVANTQ ở cấp xã, thôn, làng, ấp, bản, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn.

Theo Dự thảo Thông tư, nguồn kinh phí PTTDBVANTQ sẽ lấy từ ngân sách Nhà nước (NSNN) và huy động từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân theo hình thức xã hội hóa và nguồn kinh phí lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác. Và sẽ thực hiện theo nguyên tắc cấp nào vận động cấp đó quản lý, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, công khai, dân chủ, minh bạch theo quy định hiện hành.

Một số mức chi thực hiện PTTDBVANTQ

Theo dự thảo, NSNN chi công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác PTTDBVANTQ, mức chi theo Thông tư 338/2016/TT-BTC và Thông tư 42/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 338/2016/TT-BTC.

Đối với hoạt động thông tin tuyên truyền, tạo lập dữ liệu đăng tải các hoạt động về PTTDBVANTQ trên cổng/trang thông tin điện tử sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; các định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Dự thảo đề xuất, các mức chi cho tổ chức khảo sát, xây dựng, thực hiện mô hình tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở bao gồm: chi tiền xăng xe đi vận động của cơ quan, tổ chức cấp xã là khoán 12.000 đồng/km; chi kinh phí đảm bảo công tác xây dựng, thành lập, hoạt động của mô hình tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở là 20 triệu đồng/1 mô hình/1 xã/1 năm.

Đối với hoạt động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; chi hỗ trợ cán bộ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng mức chi sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC.

Bên cạnh đó, chi thăm hỏi, động viên tinh thần những người có uy tín trong dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc trong tôn giáo, quần chúng nhân dân có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc như sau: thăm hỏi, tặng quà dịp Tết Nguyên đán, Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8) không quá 2 lần/năm. Mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 300.000 đồng/người/lần đối với cơ quan cấp huyện.

Đối với các đoàn đại biểu người có uy tín do địa phương tổ chức đến thăm, làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc ở địa phương được đón tiếp, tặng quà lưu niệm. Mức chi tặng quà không quá 500.000 đồng/đại biểu; chi đón tiếp thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiếp khách trong nước.

Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau, bị thương không quá 1 lần/năm. Mức chi không quá 1 triệu đồng/người/năm đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/người/năm đối với cơ quan cấp huyện. Thăm viếng người có uy tín hy sinh, qua đời thì mức chi không quá 1,5 triệu đồng/người đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 800.000 đồng/người đối với cơ quan cấp huyện.

Cũng theo dự thảo, NSNN chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc sẽ thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Đối với các khoản chi in ấn các ấn phẩm, sách, tranh ảnh, tài liệu tuyên truyền; chi làm phim, xây dựng video; triển lãm và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhưng chưa có quy định về mức chi thì sẽ tham khảo giá thị trường đối với những công việc tương tự tại địa bàn thực hiện; có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong phạm vi dự toán đã được giao.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.